Biển báo quay đầu xe và mức phạt vi phạm khi quay đầu

Để chỉ dẫn cho phương tiện chuyển hướng một cách dễ dàng, tại những chỗ cho phép quay đầu xe, người ta sẽ đặt biển “Chỗ quay xe” hoặc “Khu vực quay xe”. Vậy nhận diện các biển báo quay đầu xe như thế nào?


1. Biển báo quay đầu xe trông thế nào?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo quay đầu xe bao gồm 02 biển báo là biển “Chỗ quay xe” (ký hiệu là I.409) hoặc biển “Khu vực quay xe” (ký hiệu là I.410).

Đây là hai biển báo thuộc nhóm biển chỉ dẫn với đặc điểm nhận diện là có hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ mũi tên bên trong màu trắng. Cụ thể như sau:

bien bao quay dau xe

Biển báo I.409 “Chỗ quay xe” 

bien bao quay dau xe 1

Biển báo I.410 “Khu vực quay xe” 

Hai biển báo này đều dùng để chỉ dẫn vị trí hoặc khu vực được phép quay đầu xe. Trông thấy hai biển báo này, tài xế sẽ biết được rằng mình chuẩn bị đến chỗ được phép quay đầu để nếu có nhu cầu thì chuyển hướng phương tiện cho đúng và đảm bảo an toàn giao thông.

Bên dưới cả hai biển báo này có thể có thể đặt biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu” để giải thích cụ thể khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ quay đầu xe.

Các biển báo quay đầu xe có giá trị hiệu trên các làn đường của chiều xe chạy tại đoạn đường nơi đặt biển.


2. Quay đầu xe thế nào cho đúng luật?

Khoản 3 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu rõ, trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

Đồng thời người tham gia giao thông cũng không được điều khiển phương tiện quay đầu xe tại các địa điểm sau:

- Đoạn đường cắm biển cấm quay đầu xe.

- Tại phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

- Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm.

- Trong hầm đường bộ.

- Trong đường cao tốc.

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

- Tại đường hẹp.

- Tại đường dốc.

- Tại đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Xem thêm: Không có biển cấm có được quay đầu xe không? 

bien bao quay dau xe


3. Mức phạt các lỗi vi phạm khi quay đầu xe

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, tùy vào lỗi cụ thể và loại phương tiện vi phạm mà người điều khiển xe sẽ bị phạt với các mức khác nhau. Cụ thể:

* Mức phạt đối với ô tô:

Lỗi

Mức phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư

400.000 - 600.000 đồng

(Điểm i khoản 2 Điều 5)

Không quy định

Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe.

400.000 - 600.000 đồng

(Điểm k khoản 2 Điều 5)

Không quy định

Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm k khoản 3 Điều 5)

Không quy định

Quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông

02 - 03 triệu đồng

(Điểm đ khoản 4 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(Điểm b khoản 11 Điều 5)

Quay đầu xe trong hầm đường bộ

02 - 03 triệu đồng

(Điểm i khoản 4 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

(Điểm b khoản 11 Điều 5)

Quay đầu xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông

10 - 12 triệu đồng

(Điểm a khoản 7 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

Quay đầu xe trên đường cao tốc

10 - 12 triệu đồng

(Điểm d khoản 7 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

* Mức phạt đối với xe máy:

Lỗi

Mức phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe

100.000 - 200.000 đồng

(Điểm p khoản 1 Điều 6)

Không quy định

Quay đầu xe trong hầm đường bộ

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm d khoản 4 Điều 6)

Không quy định

Quay đầu xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông

04 - 05 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 6)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 10 Điều 6)

* Mức phạt đối máy kéo, xe máy chuyên dùng:

Lỗi

Mức phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe

300.000 - 400.000 đồng

(Điểm a khoản 2 Điều 7)

Không quy định

Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu

800.000 - 01 triệu đồng

(Điểm g khoản 3 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về giao thông từ 01 - 03 tháng

(Điểm a khoản 10 Điều 7)

Quay đầu xe trong hầm đường bộ

02 - 03 triệu đồng

(Điểm a khoản 5 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về giao thông từ 01 - 03 tháng

(Điểm a khoản 10 Điều 7)

Quay đầu xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông

06 - 08 triệu đồng

(Điểm a khoản 7 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về giao thông từ 02 - 04 tháng

(Điểm b khoản 10 Điều 7)

Quay đầu xe trên đường cao tốc

03 - 05 triệu đồng

(Điểm a khoản 6 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về giao thông từ 02 - 04 tháng

(Điểm b khoản 10 Điều 7)

* Mức phạt đối với xe đạp:

Lỗi

Mức phạt

Quay đầu xe trong hầm đường bộ

80.000 - 100.000 đồng

(Điểm e khoản 1 Điều 8)

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến biển báo quay đầu xe và mức phạt vi phạm khi quay đầu xe không đúng quy định. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Tạm giữ xe là một trong những biện pháp cưỡng chế xử phạt thường được áp dụng khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt và nhận xe về, nếu phát hiện xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng có được bồi thường hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Biển báo hiệu đường đôi là một trong những biển báo quan trọng mà bất kỳ người điều khiển phương tiện giao thông báo cũng cần phải chú ý đến. Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn bị nhầm lẫn giữa đường đôi và đường hai chiều? Vậy đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?