Lại đề xuất đổi “trạm thu phí” thành “trạm thu tiền”

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải lại đề xuất đổi “trạm thu phí” thành “trạm thu tiền” tại Dự thảo Thông tư về hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

Đề xuất đổi “trạm thu phí” thành “trạm thu tiền”

Năm 2018, “trạm thu giá” được Bộ Giao thông Vận tải sử dụng thay cho “trạm thu phí” nhưng vấp phải nhiều ý kiến phản đổi, sau đó Bộ đã đổi lại thành “trạm thu phí” như ban đầu, nay lại đề xuất đổi thành “trạm thu tiền”.

Theo Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 49/2016/TT-BGTVT, trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Đồng thời, Dự thảo cũng quy định đơn vị thu không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực, cản trở, gây phiền hà trong quá trình thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; xử lý các hành vi gian lận như không mua vé, sử dụng vé giả, quay vòng vé, vé không đúng chủng loại...

trạm thu giá thành trạm thu tiền|
Lại đề xuất đổi trạm thu phí thành trạm thu tiền (Ảnh minh họa)

 

“Thu phí”, “Thu giá” hay “Thu tiền” có gì khác nhau?

Dự án giao thông BOT (Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đều sử dụng vốn của nhà đầu tư nên khi chạy xe trên đường là các công trình giao thông BOT, người tham gia giao thông sẽ phải trả tiền.

Và để thu tiền của các phương tiện tham gia giao thông thì các chủ đầu tư sẽ xây những trạm thu hoàn vốn. Đây là lần thứ 3, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị đổi tên các trạm thu hoàn vốn này. Vậy “thu phí”, “thu giá” hay “thu tiền” có gì khác nhau?

Khi gọi là “trạm thu phí”, các “trạm thu phí” chịu sự điều chỉnh của Luật Phí và lệ phí 2015, mức thu phí là mức cố định do cơ quan Nhà nước ấn định.

Còn khi gọi là “trạm thu giá” thì sẽ hoạt động theo Luật Giá năm 2012, các BOT được quyền tự chủ cao hơn trong việc thu tiền để đảm bảo bù đắp chi phí cho nhà đầu tư, Nhà nước chỉ can thiệp gián tiếp nhằm điều tiết bình ổn thị trường.

Xem thêm: “Thu phí” và “thu giá” khác nhau thế nào?

Tiền được hiểu là vật ngang giá chung dùng để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Gọi “trạm thu tiền” thì bất cứ dịch vụ giao thông nào cũng đều là thu tiền, đi tàu, thuyền, đi phà cũng là thu tiền.

Như vậy, "thu phí", "thu giá" hay "thu tiền" bản chất cũng vẫn là thu tiền để hoàn vốn dự án, chỉ khác nhau ở điểm cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào sẽ quy định mức tiền phải trả.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây 

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo tại đây

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?