Dự thảo Thông tư về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Giao thông Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giao thông Vận tảiTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc cho phép thành lập, tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường bộ ở Việt Nam.

Tin liên quan
Lại đề xuất đổi “trạm thu phí” thành “trạm thu tiền”

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Thông tư DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số:           /2019/TT-BGTVT

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

THÔNG TƯ
Quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động 
của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

            Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

            Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

            Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

            Căn cứ Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

            Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

            Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc cho phép thành lập, tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường bộ ở Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xây dựng, tổ chức và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ  là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

2. Đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án hoặc đơn vị được Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện việc bán, kiểm soát vé thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

3. Tài sản của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm: nhà điều hành, nhà bán vé, cổng soát vé, thiết bị kiểm soát và quản lý thu, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thiết bị kiểm soát tải trọng xe (nếu có), hệ thống thiết bị giám sát và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (nếu có) và các công trình phụ trợ, các trang thiết bị khác phục vụ việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

Điều 4. Quy định về việc xây dựng trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

1. Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và thiết kế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trường hợp áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài, công nghệ thu phải được chuẩn hoá, đồng bộ dữ liệu và phù hợp với công nghệ chung của các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đang áp dụng và được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

2. Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải áp dụng hệ thống công nghệ thu một dừng, thu điện tử tự động không dừng sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định của Bộ Giao thông vận tải. Việc xây dựng hệ thống thiết bị kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giám sát và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Toàn bộ hệ thống công nghệ thu, hệ thống thiết bị kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giám sát và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải đảm bảo kết nối trực tuyến, ổn định và liên tục với hệ thống quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Vị trí trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải đảm bảo các tiêu chí, điều kiện sau đây:

a) Vị trí trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải được công khai khi công bố dự án và được xác định trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của nhà nước; phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan (nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng); phải thuận lợi cho việc thu tiền, đảm bảo khả năng hoàn vốn của dự án đối với dự án đối tác công tư.

b) Đối với các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ thu theo hình thức thu hở, vị trí trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải được công khai cho chính quyền cấp quận (huyện) và nhân dân địa phương trong thời gian 30 ngày trước thời điểm quyết định duyệt dự án xây dựng trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức công bố công khai vị trí trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận (huyện), phường (xã) nơi dự kiến đặt trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

c) Đối với quốc lộ, trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải nằm trong phạm vi dự án và được lấy ý kiến của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ (nếu có).

Đối với đường địa phương đấu nối vào quốc lộ, trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải nằm trong phạm vi dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương quyết định, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp đường địa phương không đấu nối vào quốc lộ, vị trí trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ do cấp quyết định đầu tư quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Các yêu cầu khác về kỹ thuật khi lựa chọn vị trí đặt trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:

Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được bố trí ở vị trí phù hợp, bảo đảm an toàn giao thông; tĩnh không của cổng trạm, chiều rộng các làn cơ giới đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định về khổ giới hạn đường bộ của Bộ Giao thông vận tải; có thiết bị đếm xe; vị trí trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không đặt cuối dốc khi độ dốc dọc lớn hơn 3%, không đặt trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trong hầm.

Đối với đường ô tô cao tốc, các yêu cầu về kỹ thuật của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 - Đường ô tô cao tốc - yêu cầu thiết kế.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM THU TIỀN DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 5. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

1. Tổ chức hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này. Thực hiện việc bảo trì công trình đúng quy định, tổ chức giao thông an toàn, thông suốt.

2. Xây dựng quy trình thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phù hợp với công nghệ thu đang áp dụng tại trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và quy định nội bộ về kiểm tra, xử lý vi phạm, xử lý sự cố trong quá trình thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương nơi đặt trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để giữ gìn an ninh, trật tự trong quá trình thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông, bảo đảm không xảy ra các hiện tượng tiêu cực, cản trở, gây phiền hà trong hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; xử lý kịp thời các hành vi gian lận (không mua vé, sử dụng vé giả, quay vòng vé, vé không đúng chủng loại) trong quá trình thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

4. Thực hiện thông báo công khai liên tục trước 05 ngày và niêm yết công khai tại trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ khi bắt đầu tổ chức thu về thời điểm bắt đầu được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, địa điểm trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, mức thu và đối tượng được miễn, giảm tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong trường hợp có thay đổi về mức thu, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu thì đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải thông báo công khai và niêm yết tương tự như khi bắt đầu tổ chức thu trước 30 ngày. Hình thức thông báo công khai bao gồm đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và Trung ương, đồng thời gửi thông báo đến Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam.

Trong suốt quá trình thu, đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử (biển VMS) được gắn tại khu vực nhà điều hành trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, bao gồm: Tên dự án, giá trị công trình dự án (trong trường hợp dự án chưa được quyết toán thì công bố theo tổng mức đầu tư), tổng thời gian được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ (số liệu doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), số điện thoại đường dây nóng để phản ánh tiêu cực tại trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.  

5. Thực hiện quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động làm việc tại trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trong thời gian thu và sau khi kết thúc thời gian thu theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện quản lý chặt chẽ ấn chỉ, doanh thu; báo cáo thống kê, kế toán, hạch toán, quyết toán doanh thu, kê khai và nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật.

7. Định kỳ sao lưu dữ liệu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm. Dữ liệu của hệ thống quản lý thu bao gồm: các tập tin cơ sở dữ liệu, các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm, các tập tin video liên tục giám sát làn phải được sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 05  năm. Các tập tin video giám sát cabin và giám sát toàn cảnh phải được sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 01 năm.

8. Quản lý tài sản được giao quản lý, tài sản nhận bàn giao từ nhà nước, tài sản trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hình thành trong quá trình đầu tư theo đúng quy định hiện hành và hợp đồng đã ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Trang bị tài sản, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác thu; nâng cấp, hiện đại hoá trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

10. Chấp hành việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lắp đặt thiết bị, phần mềm quản lý, giám sát dữ liệu thu và kết nối trực tuyến, ổn định và liên tục với hệ thống quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có chủ trương nâng cấp hệ thống công nghệ thu, triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng hoặc lắp đặt thiết bị, phần mềm quản lý, giám sát dữ liệu thu vào hệ thống công nghệ quản lý thu, nếu đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không chấp hành hoặc chưa thực hiện thì phải có cam kết thực hiện việc nâng cấp công nghệ thu theo quy định chung, trong đó nêu rõ thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành hoặc cam kết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền lắp đặt thiết bị, phần mềm quản lý, giám sát dữ liệu thu vào hệ thống công nghệ quản lý thu. Căn cứ vào báo cáo của đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện.

11. Trong trường hợp hệ thống thiết bị công nghệ phục vụ công tác thu bị hư hỏng, trục trặc, đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc báo cáo đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; đồng thời khẩn trương khắc phục các sự cố của hệ thống. Thời gian khắc phục sự cố là không quá 48 giờ, kể từ thời điểm hệ thống bị hư hỏng, trục trặc. Trong thời gian khắc phục sự cố, đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải có biện pháp đảm bảo thu nhanh gọn, an toàn, tránh ùn tắc giao thông và có biện pháp giám sát chống thất thoát doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ.

12. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

13. Nộp phí sử dụng tài sản nhà nước hoặc tiền thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ (nếu có) theo quy định của pháp luật.

14. Bàn giao lại tài sản trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định khi kết thúc hợp đồng. Tài sản bàn giao phải trong trạng thái hoạt động bình thường.

15. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu, trừ thời gian thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

16. Đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ có trách nhiệm không để xảy ra các hành vi sau:

a) Gian lận tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoặc thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

b) Can thiệp vào hệ thống công nghệ thu, hệ thống giám sát, quản lý thu, hệ thống thiết bị kiểm tra tải trọng phương tiện và tiêu cực trong lĩnh vực giám sát tải trọng phương tiện; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ.

c) Tổ chức bán vé, soát vé không kịp thời, sách nhiễu đối với người mua vé; không bán đầy đủ hoặc hạn chế, giới hạn thời gian bán các loại vé tháng, vé quý theo quy định; gây cản trở, ùn tắc giao thông đường bộ tại khu vực trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không đúng quy định.

d) Nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông mà không giao vé hoặc giao vé không đúng chủng loại phương tiện lưu thông qua trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; để phương tiện giao thông (đối tượng phải mua vé) không có vé đi qua trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

đ) Không thực hiện việc bảo trì tài sản của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; tự ý tháo dỡ, thanh lý, nhượng bán tài sản của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; không thực hiện việc hiệu chuẩn, kiểm định đối với nhóm thiết bị cần phải thực hiện công tác hiệu chuẩn, kiểm định.

17. Cung cấp đầy đủ dữ liệu, số liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng liên quan đến công tác điều tra, xử lý các vấn đề liên quan an ninh, an toàn giao thông trong quá trình khai thác.

Điều 6. Trang phục, phù hiệu của người lao động tại trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

Người lao động làm việc tại trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải mặc đồng phục trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mẫu đồng phục của người lao động tại trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ do đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ quyết định nhưng phải đảm bảo có phù hiệu, biểu trưng của đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, biển tên, chức danh được bố trí ở vị trí dễ nhận biết.

Điều 7. Thời gian hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

1. Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ (trừ những trường hợp ngừng thu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền).

2. Khi trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng, đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải có biện pháp bảo đảm không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ; đồng thời phải báo cáo ngay cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục, đưa trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Điều 8. Quy định về công tác báo cáo

1. Đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu. Kỳ hạn và thời gian nộp báo cáo định kỳ được quy định cụ thể như sau:

a) Báo cáo doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện: đối với báo cáo tháng, quý chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc tháng, quý; đối với báo cáo năm chậm nhất đến ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

b) Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: chậm nhất là 10 ngày đầu của tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng và 10 ngày của tháng 01 năm kế tiếp đối với báo cáo năm.

2. Doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư, đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo. Riêng báo cáo cả năm về doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ phải có kiểm toán độc lập kiểm toán hoặc xác nhận của cơ quan thuế.

Điều 9. Tạm dừng thu, trừ thời gian thu và xử lý các hành vi vi phạm

1. Các trường hợp tạm dừng thu:

a) Doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư, đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ vi phạm chất lượng bảo trì công trình đường bộ. Chi tiết cụ thể về các hành vi vi phạm chất lượng bảo trì công trình được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản dừng cho đến khi doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư khắc phục xong, nhưng không ít hơn 01 ngày.

b) Doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư, đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến đường, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu khắc phục 02 lần bằng văn bản (mỗi lần yêu cầu bằng văn bản cách nhau không dưới 05 ngày) nhưng không khắc phục hoặc chậm khắc phục. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản dừng cho đến khi doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư khắc phục xong, nhưng không ít hơn 01 ngày.

c) Đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ có các hành vi vi phạm Điểm a và Điểm b Khoản 16 Điều 5 Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản dừng cho đến khi doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư khắc phục xong hậu quả của lỗi vi phạm.

d) Đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ có hành vi vi phạm Khoản 9, Khoản 10 Điều 5 Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản dừng cho đến khi doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư hoàn thành việc nâng cấp hệ thống công nghệ thu hoặc lắp đặt thiết bị, phần mềm quản lý, giám sát dữ liệu thu vào hệ thống công nghệ quản lý thu.

đ) Khi hệ thống công nghệ, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bị hư hỏng, trục trặc không được khắc phục kịp thời theo quy định tại Khoản 11 Điều 5 Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản dừng cho đến khi doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư khắc phục xong sự cố.

e) Khi có yêu cầu của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có thiên tai, địch họa hoặc phục vụ an ninh, quốc phòng.

2. Các trường hợp trừ thời gian thu:

a) Nhà đầu tư dự án BOT chậm nộp báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình BOT theo quy định. Thời gian thu bị trừ là 01 ngày trong trường hợp chậm nộp báo cáo quyết toán từ 10 đến 15 ngày; thời gian thu bị trừ là 02 ngày trong trường hợp chậm nộp báo cáo quyết toán từ 16 ngày đến hết 30 ngày; đối với trường hợp chậm nộp báo cáo quyết toán từ ngày 31 trở đi, cứ 05 ngày chậm nộp báo cáo quyết toán thì thời gian thu bị trừ 01 ngày;

b) Đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không thực hiện việc sao lưu dữ liệu thu. Thời gian thu bị trừ là 02 ngày trong trường hợp không sao lưu dữ liệu từ 10 đến 15 ngày; thời gian thu bị trừ là 04 ngày trong trường hợp không sao lưu dữ liệu từ 16 ngày đến hết 30 ngày; đối với trường hợp không sao lưu dữ liệu từ ngày 31 trở đi, cứ 05 ngày không sao lưu dữ liệu thì thời gian thu bị trừ 02 ngày;

c) Đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này hoặc không nộp phí sử dụng tài sản nhà nước, không nộp tiền thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định hiện hành khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản nhắc nhở 02 lần, mỗi lần cách nhau không dưới 05 ngày. Thời gian thu bị trừ là 01 ngày trong trường hợp chậm nộp báo cáo từ 10 ngày đến 30 ngày; thời gian thu bị trừ 02 ngày trong trường hợp chậm nộp báo cáo từ 31 ngày đến 60 ngày; đối với trường hợp chậm nộp báo cáo từ 61 ngày trở đi, cứ 05 ngày chậm nộp báo cáo thì thời gian thu bị trừ 01 ngày.

3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm dừng thu hoặc trừ thời gian thu:

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định việc tạm dừng thu hoặc trừ thời gian thu đối với các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc thuộc hệ thống đường do Trung ương quản lý;

b) Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông vận tải – Xây dựng) tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc uỷ quyền quyết định việc tạm dừng thu hoặc trừ thời gian thu theo thẩm quyền đối với các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường địa phương và các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên quốc lộ, đường cao tốc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Thời gian do việc tạm dừng thu trong các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này không được tính để kéo dài thời gian thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo Hợp đồng đã ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư.

5. Doanh thu mỗi ngày tạm dừng thu được tính bằng doanh thu bình quân một ngày của tháng sau liền kề sau khi tạm dừng thu. Đối với trường hợp đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ có hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 16 Điều 5 Thông tư này, ngoài việc bị tạm dừng thu theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, doanh thu mỗi ngày tạm dừng thu được xác định bằng 03 lần ngày có doanh thu cao nhất của tháng sau liền kề. 

Doanh thu bình quân một ngày trong tháng là doanh thu bình quân một ngày của tổng doanh thu vé lượt, vé tháng, vé quý được ghi nhận trong tháng.

6. Trong thời gian tạm dừng thu, đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ có trách nhiệm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, không được phép gây cản trở, ùn tắc giao thông và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương, cũng như công khai tại trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

7. Các trường hợp trừ thời gian thu được tính trừ vào cuối kỳ của hợp đồng, phụ lục hợp đồng dự án.

Điều 10. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

1. Đơn vị thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để bảo đảm hoạt động thu đúng quy định.

2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật và theo quy định của hợp đồng. Thực hiện công khai kết quả kiểm tra, công khai nội dung trả lời kiến nghị của tổ chức, cá nhân về hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên cổng thông tin điện tử của đơn vị mình.

3. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của Thông tư này và pháp luật hiện hành.

Điều 11. Quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc thuộc hệ thống đường Trung ương.

2. Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông vận tải – Xây dựng) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường địa phương và các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên quốc lộ, đường cao tốc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông vận tải – Xây dựng) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày .... tháng .... năm 2019 và thay thế Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

2. Đối với các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đã được xác định vị trí và đã ký kết hợp đồng, phụ lục hợp đồng theo hình thức đối tác công tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo các quy định của pháp luật trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký.

Đối với các hợp đồng thực hiện theo hình thức đối tác công tư đang đàm phán chưa ký kết hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (5).

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Thể


PHỤ LỤC

Các hạng mục công việc vi phạm chất lượng bảo trì không được khắc phục kịp thời phải tạm dừng thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

(Ban hành kèm theo Thông tư số       /2019/TT-BGTVT ngày     /     /2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ)

TT

Hạng mục công việc vi phạm chất lượng

Mức độ vi phạm chất lượng bảo trì phải tạm dừng thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

A

Quốc lộ, đường tỉnh

I

Đối với mặt đường nhựa

1

Mặt đường bị nứt:

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nứt mai rùa;

- Tổng diện tích nứt mai rùa ≥ 300 m2.

- Nứt lưới lớn;

- Tổng diện tích nứt lưới lớn ≥ 300 m2.

- Nứt đơn dọc và ngang;

- 10 vệt  (mỗi vệt ≥50% bề rộng mặt đường) và tổng chiều dài nứt dọc ≥300 m.

- Nứt phản ánh;

 - 10 vệt  (mỗi vệt ≥50% bề rộng mặt đường) và tổng chiều dài phản ánh ≥300 m.

-  Nứt parabol.

- Tổng diện tích nứt parapol ≥ 300 m2 nhưng không có ổ gà, trồi lún.

2

Mặt đường bị lún vệt bánh xe

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng, lún vệt bánh xe ≥ 2,5cm (mức H theo TCCS 07:2013/ TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng chiều dài các vệt, đoạn lún ≥ 500 m.

3

Mặt đường bị hư hỏng cục bộ:

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Lún lõm cục bộ;

- Tổng diện tích lún lõm cục bộ ≥ 300 m2.

- Lồi lõm;

- Tổng diện tích lồi lõm ≥ 200 m2.

- Đẩy trồi nhựa, dồn nhựa (dạng sống trâu ≥5 cm);

- Tổng diện tích đẩy trồi nhựa, dồn nhựa ≥ 300 m2.

- Lượn sóng;

- Tổng diện tích lượn sóng ≥ 300 m2.

- Ổ gà (Sâu ≥5 cm).

- Tổng diện tích ổ gà ≥ 50 m2.

4

Mặt đường bị chảy nhựa

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/ TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có  tổng diện tích ≥ 300 m2.

5

Mặt đường bị hư hỏng các dạng khác:

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Vệt cắt vá;

- 10 vệt nhưng không có ổ gà, trồi lún.

- Bong bật và bong tróc;

- Tổng diện tích bong bật và bong tróc ≥ 300 m2.

- Nứt vỡ mép mặt đường.

- Tổng chiều dài mứt vỡ mép ≥ 200 m2 hoặc ≥ 500 md.

II

Đối với mặt đường Bê tông xi măng (BTXM)

1

Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: Rộp vỡ bề mặt; nứt vỡ góc tấm, nứt chia tấm, nứt om tấm; nứt rạn, bong mặt đường

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/ TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng số tấm hư hỏng ≥ 30 tấm hoặc ≥ 10% tổng diện tích phần đường BTXM.

2

Chênh cao độ giữa các tấm do lún (nền yếu, do xói lở vật liệu, hay do uốn vồng tấm); chênh cao giữa tấm bê tông mặt đường và lề đường

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/ TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và chiều dài chênh cao ≥ 100 m.

3

Hư hỏng khe nối, bong vỡ vật liệu khe nối; Vết nứt thẳng, vết nứt vỡ

Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCCS 07:2013/ TCĐBVN gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và tổng chiều dài khe hư hỏng ≥ 100 m.

III

Đối với các công trình phụ trợ khác

1

Sơn kẻ trên mặt đường

Các chỉ tiêu kỹ thuật của vạch sơn theo Bảng 3 và Bảng 4 TCVN 8791:2011 nhỏ hơn 70%.

2

Đối với cầu

Cầu hư hỏng, xuống cấp xuất hiện nguy cơ sự cố công trình dẫn đến mất an toàn, nguy cơ sập đổ.

3

Hệ thống thoát nước mặt đường, cống, rãnh

Để đọng nước lớn hơn 1/3 chiều rộng mặt đường trên mặt đường, tắc rãnh thoát nước quá 24 giờ mà không thực hiện các biện pháp thoát nước.

4

Công tác phát quang cây cối, cắt cỏ

Cây cối che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cỏ mọc cao quá quy định tại TCCS 07:2013/TCĐBVN với tổng chiều dài vi phạm ≥ 300 m.  

5

Hệ thống biển báo, cọc tiêu, hộ lan

≥ 10% tổng số biển báo hoặc 5% biển cấm bị mờ không đảm bảo QCVN 41:2016, không đảm bảo tầm quan sát biển báo; màng phản quang chưa đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7887:2008; ≥ 20% cọc tiêu, hộ lan bị hư hỏng mất tác dụng hoặc trên 20% sơn kẻ trên đường mờ không còn tác dụng.

6

Lề đường

Chênh cao so với mặt đường ≥ 50 mm với chiều dài ≥ 500 m hoặc chênh cao so với mặt đường ≥ 100 mm với chiều dài ≥ 300 m.

B

Đường cao tốc

1

Mặt đường bị hằn lún vệt bánh xe

a) Tuyến đường có từ 5% chiều dài tuyến đường trở lên có vệt hằn lún, trong đó vị trí lún sâu ≥ 2,5 cm có chiều dài ≥ 150 md.

b) Tuyến đường có tổng chiều dài các vệt lún sâu hơn ≥ 2,5 cm lớn hơn 500 m.

c) Tuyến đường có tổng chiều dài các vệt lún sâu hơn ≥ 5 cm trên 100 m

2

Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: ổ gà, sình lún gây mất an toàn

Để xảy ra hư hỏng 30 m2 mà không khắc phục trong 24 giờ (trừ khi mưa bão) theo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện tại TCCS 17:2016/TCĐBVN và quy định liên quan khác

3

Sơn kẻ trên mặt đường

a) Các yêu cầu kỹ thuật của vạch sơn theo Bảng 3 và Bảng 4 TCVN 8791:2011 nhỏ hơn 70% đối với các chỉ tiêu: Màu sắc, độ phát sáng, độ dính bám.

b) Hoặc vi phạm Mục III Phần A.

4

Đối với cầu

Cầu hư hỏng, xuống cấp xuất hiện nguy cơ sự cố công trình dẫn đến mất an toàn.

5

Hệ thống thoát nước mặt đường, cống, rãnh

Để đọng nước lớn hơn 1/3 chiều rộng mặt đường trên mặt đường, tắc cống, rãnh thoát nước quá 24 giờ.

6

Công tác phát quang cây cối, cắt cỏ

Cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cỏ mọc cao quá quy định tại TCCS 17:2016/TCĐBVN có chiều dài 150 m.

7

Hệ thống biển báo, cọc tiêu, hộ lan

≥ 3% biển báo không đảm bảo QCVN 41:2016 không đảm bảo tầm quan sát biển báo; màng phản quang chưa đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7887:2008; ≥ 3% cọc tiêu, hộ lan bị hư hỏng mất tác dụng.

8

Lề đường

Lề đường không đảm bảo kích thước hình học (sạt, xói lở ≥ 1/2 chiều rộng lề đường, sình lún, nhô cao hơn mép mặt đường h≥ 10 cm)

9

Các trường hợp khác

Vi phạm bằng hoặc lớn hơn mức quy định tại Mục A Phụ lục này.

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi