Những hạn chế khi đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân tự góp vốn để thành lập. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, cá nhân cần phải nắm rõ những hạn chế của loại hình doanh nghiệp này để hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động.


Những hạn chế khi đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân

1. Phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với nghĩa vụ của công ty

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm là tài sản cá nhân không tách biệt với tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư không đáp ứng đủ điều kiện để được coi là pháp nhân.

Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Xem chi tiết: Quy định cần biết khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

2.Không huy động được nguồn vốn bên ngoài

Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:

“1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.”

Doanh nghiệp tư nhân không thể huy động thêm bất cứ nguồn vốn nào từ bên ngoài, bởi vì đây là loại hình chỉ có duy nhất một cá nhân làm chủ. Vì vậy, cá nhân, tổ chức khác không thể góp vốn và trở thành thành viên của công ty.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một nguồn vốn là từ tài sản của chủ doanh nghiệp và không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay bất kỳ loại chứng khoán nào khác.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế góp vốn, tham gia đầu tư

Theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Khi đã thành lập doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp đó sẽ bị cấm thành lập hộ kinh doanh và trở thành thành viên của công ty hợp danh.

Đặc điểm chung của những loại hình doanh nghiệp này là đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty. Như vậy trường hợp nếu một người vừa là chủ hộ kinh doanh, vừa là chủ doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không có sự tách bạch về tài sản giữa hai loại hình kinh tế này.

Chủ doanh nghiệp tư nhân còn bị cấm góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

von dau tu cua chu doanh nghiep tu nhan

Những điểm hạn chế của doanh nghiệp tư nhân (Ảnh minh hoạ)
 

4. Chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, đối với doanh nghiệp tư nhân, mỗi người chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp (khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy định này giống với hộ kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân có thể thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện nếu muốn mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh.


Khi nào nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có nhiều hạn chế. Chủ cơ sở kinh doanh nên thành lập doanh nghiệp tư nhân khi có các đặc điểm sau đây:

- Có quy mô vừa và nhỏ, số lượng lao động trên dưới 10 người;

- Có khả năng tài chính để duy trì và phát triển việc kinh doanh trong thời gian dài;

- Cá nhân muốn tự mình góp vốn và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;

- Chấp nhận các rủi ro về vốn góp. Nếu công ty làm ăn thua lỗ thì phải dùng tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm.

Lưu ý: Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cần phải xét ưu và nhược điểm của từng loại hình. Tuy nhiên, nếu chủ cơ sở kinh doanh có những đặc điểm như trên thì nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hơn là các loại hình doanh nghiệp, tổ chức khác.

Xem chi tiết: Mở shop thời trang: Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân?

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp không quá được ưa chuộng. Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192.

>> Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?

Doanh nghiệp nhà nước đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin doanh nghiệp như thế nào?

Doanh nghiệp nhà nước đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin doanh nghiệp như thế nào?

Doanh nghiệp nhà nước đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin doanh nghiệp như thế nào?

Cổng thông tin doanh nghiệp là Cổng thông tin điện tử do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và vận hành. Vậy tài khoản trên Cổng thông tin doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước được đăng ký và sử dụng như thế nào?