Những lưu ý khi mở thêm địa điểm cho hộ kinh doanh

Một số hộ kinh doanh có quy mô hoạt động lớn thì việc mở thêm các địa điểm kinh doanh là điều tất yếu. Tuy nhiên, trước khi mở thêm địa điểm hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải lưu ý những vấn đề dưới đây.


Mở địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh có cần phải thông báo?

Theo khoản 3 Điều 44 Luât Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Đối với hộ kinh doanh, khoản 1 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Địa điểm kinh doanh phải khác trụ sở chính.

Trước đây, tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, chỉ cho phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động.

Khoản 2 Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

“2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”

Như vậy, theo quy định mới, từ 01/01/2021, hộ kinh doanh có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh tại các địa bàn khác. Khi mở thêm địa điểm, hộ kinh doanh lưu ý những điều sau:

- Sau khi mở địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan quản lý thuế (cụ thể là cơ quan thuế tại phường, xã nơi đặt địa điểm) và cơ quan quản lý thị trường cấp quận/huyện.

- Hộ kinh doanh không phải thông báo và làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh đối với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Xem chi tiết: Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp 2021

mo them dia diem ho kinh doanhLưu ý khi mở thêm địa điểm hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Không được đăng ký địa điểm kinh doanh tại nhà chung cư, khu tập thể

Khi mở địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh phải lưu ý về nơi đặt địa điểm.

Việc sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể không có chức năng văn phòng để tổ chức hoạt động kinh doanh là hành vi bị nghiêm cấm.

Bên cạnh đó khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:

“7. Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.”

Như vậy, sau khi Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10/12/2015, hộ kinh doanh có sử dụng nhà chung cư làm địa điểm kinh doanh bắt buộc phải chuyển sang địa điểm khác hợp lệ.

Hành vi kinh doanh tại căn hộ chung cư (hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở) có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP  với mức phạt từ 30 - 40 triệu đồng, cụ thể:

“Điều 66. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng của nhà chung cư;

b) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;

c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng”.

Như vậy, hộ kinh doanh có thể mà nhiều địa điểm kinh doanh ở các địa bàn khác mà không bị giới hạn số lượng, không phải làm thủ tục đăng ký mới với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục mở địa điểm hộ kinh doanh, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.