Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép kinh doanh?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có thời hạn sử dụng nhưng lại có thể bị thu hồi trong bất cứ thời điểm nào. Dưới đây là những trường hợp mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh.


Những trường hợp bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh

1. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

(Thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh không đúng với thực tế hoạt động kinh doanh: giấy tờ pháp lý cá nhân không đúng, trụ sở đăng ký kinh doanh không tồn tại…)

- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020;

- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp 2020 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

2. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;

(Thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh không đúng với thực tế hoạt động kinh doanh: số lượng lao động không đúng như đã đăng ký…)

- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;

- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;

- Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;

- Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Trường hợp bị Cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải chính thức chấm dứt hoạt động kể từ ngày được ghi trong quyết định.

Nếu hộ kinh doanh vẫn tiếp tục hoạt động mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt như sau:

Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng)

(điểm b khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 01 - 07 triệu đồng tuỳ theo từng hành vi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

(Điều 41, 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP)

thu hoi giay phep kinh doanhKhi nào bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có được đăng ký lại?

Theo khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể được khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

- Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với hộ kinh doanh, trường hợp có văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị hủy bỏ quyết định thu hồi do cưỡng chế nợ thuế thì hộ kinh doanh được khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với các trường hợp khác bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để được kinh doanh trở lại, hộ kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký lại theo thủ tục đăng ký thành lập mới.

Như vậy, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh nếu vi phạm các trường hợp trên. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>  5 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.