Mở shop thời trang: Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân?

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, việc quyết định thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân cho cửa hàng thời trang cần phải cân nhắc và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.


So sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

* Điểm giống nhau

- Đều không có tư cách pháp nhân;

- Chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Trường hợp kinh doanh thua lỗ và phát sinh nợ, chủ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu nghĩa vụ thanh toán nợ bằng tài sản riêng của mình.

- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 hộ kinh doanh hoặc 01 doanh nghiệp tư nhân (cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân và ngược lại).

* Điểm khác nhau

Tiêu chí

Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Quy mô

- Số lượng lao động tối đa là 10.

- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định.

Lưu ý: Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp (theo khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

- Không hạn chế số lượng lao động.

- Được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở các nơi khác.

Chủ thể thành lập

Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ (theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

Do một cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi hoặc người nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ (theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

Cơ cấu tổ chức

Không quy định rõ cơ cấu tổ chức.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác thèo quy định của pháp luật (theo Điều 191 Luật Doanh nghiệp 2020).

Đăng ký thành lập, giải thể, phá sản

- Thủ tục đăng ký thành lập đơn giản. Hồ sơ nộp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt cơ sở.

- Không được phép đăng ký sử dụng con dấu.

- Khi chấm dứt hoạt động chỉ cần gửi lại thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại nơi cấp.

- Thủ tục đăng ký thành lập phức tạp hơn. Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Được phép đăng ký và sử dụng con dấu.

- Tiến hành thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản.

Nghĩa vụ thuế

- Không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng (gọi tắt là VAT hay là hóa đơn đỏ).

- Không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Hộ kinh doanh đóng lệ phí môn bài tùy theo doanh thu/năm (theo khoản 2 điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).

Lưu ý: Nếu hộ kinh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp lệ phí môn bài (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).

- Được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

- Phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chuyển nhượng

Không được chuyển nhượng hộ kinh doanh cho chủ thể khác.

Có thể chuyển nhượng doanh nghiệp cho chủ thể khác.

Luật điều chỉnh

Được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 không quy định về hộ kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp 2014; từ ngày 01/01/2021 được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2020.


Ưu, nhược điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chí

Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp

Ưu điểm

- Dễ dàng quản lý.

- Thủ tục thành lập và chấm dứt hoạt động đơn giản, không cần nhiều loại giấy tờ.

- Không phải chịu nhiều loại thuế, chi phí để hoạt động ít tốn kém hơn.

- Có thể sử dụng nhiều lao động và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh ra nhiều khu vực khác.

- Khi có nhu cầu có thể chuyển nhượng lại doanh nghiệp cho nguời khác.

Nhược điểm

- Chỉ tập trung kinh doanh ở một địa bàn nhất định.

- Số lượng lao động hạn chế, không có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh.

- Do không xuất được hoá đơn đỏ (VAT) nên sẽ bị hạn chế số lượng khách hàng.

- Chịu nhiều loại thuế.

- Do quy mô lớn nên chịu nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Rủi ro về tài chính...

ho kinh doanh hay doanh nghiep tu nhanHộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân (Ảnh minh hoạ)

Mở shop thời trang nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân?

Các cửa hàng thời trang đa số hoạt động với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, bên cạnh đó cũng có một số cơ sở kinh doanh thời trang có quy mô lớn tại các thành phố lớn. Tuỳ thuộc vào điều kiện và dự định phát triển cơ sở kinh doanh, chủ cửa hàng có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân, cụ thể:

1. Trường hợp nào nên thành lập hộ kinh doanh?

Chủ cơ sở kinh doanh nên thành lập hộ kinh doanh khi có các yếu tố sau đây:

- Quy mô dưới 10 lao động;

- Có nhu cầu kinh doanh tại một địa bàn nhất định;

- Không có điều kiện về vốn để duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian dài;

- Không có ý định mở rộng quy mô kinh doanh (không có ý định thuê thêm lao động và mở các cở sở kinh doanh ở địa bàn khác).

2. Trường hợp nào nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Chủ cơ sở kinh doanh nên thành lập doanh nghiệp tư nhân khi có các yếu tố sau đây:

- Có quy mô lao động trên 10 người;

- Có khả năng tài chính để duy trì và phát triển việc kinh doanh trong thời gian dài;

- Có ý định mở rộng quy mô kinh doanh như: phát triển và xây dựng thương hiệu; mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh ra các địa bàn và khu vực khác; hợp tác, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp khác để phát triển kinh doanh.

Như vậy, với các đặc điểm trên, cá nhân, tổ chức có ý định mở shop thời trang có thể đưa ra lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân. Lưu ý, việc quyết định mô hình nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính như: Vốn, số lượng lao động, chiến lược kinh doanh.

Nếu có vướng mắc khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân hoặc các vấn đề pháp lý doanh nghiệp khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Ưu, nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

>> Đặc tính cơ bản của doanh nghiệp tư nhân

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục