1. Đặt tên của doanh nghiệp tư nhân
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân thành lập
Khác với phần lớn các loại hình doanh nghiệp khác - các cá nhân, tổ chức cùng nhau góp vốn thành lập, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ (Điều 183 Luật Doanh nghiệp số 68).
Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Như vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5 điểm cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân (Ảnh minh họa)
3. Chủ doanh nghiệp quyết định toàn bộ hoạt động của công ty
Do doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy chủ doanh nghiệp có quyền quyết định toàn bộ hoạt động của công ty.
Cụ thể, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan (Điều 81 Bộ luật Dân sự 2015)
Tuy nhiên, theo Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2014, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Như vậy, tài sản của doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập rõ ràng do không có ranh giới. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư bất cứ lúc nào. Đồng nghĩa vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng có thể được chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng như tài sản cá nhân.
5. Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ
Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên, vốn của doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.
Xem thêm:
Thế nào là doanh nghiệp tư nhân?
Đặc tính cơ bản của doanh nghiệp tư nhân
Đăng ký kinh doanh 2019: 12 thay đổi nhất định phải biết