Thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của việc phải bảo hộ thương hiệu

Thương hiệu được coi là tài sản giá trị to lớn, mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng. Vậy thương hiệu là gì? Việc bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay?

1. Thương hiệu là gì?

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): 

“Thương hiệu là một sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, không chỉ như nhãn hiệu, thiết kế, logo và trang phục thương mại mà còn với khái niệm, hình ảnh và danh tiếng từ sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng.”

Có thể hiểu, thương hiệu là tất cả yếu tố về hữu hình (tên, logo, hình ảnh, slogan,...) tới vô hình (giá trị cốt lõi, trải nghiệm, tầm nhìn, tư duy) mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng. Thương hiệu nổi tiếng có thể gây dấu ấn đặc biệt trong lịch sử do giá trị đặc biệt đem lại cho con người.

mô tả thương hiệu là gì
Mô tả về thương hiệu là gì? (Ảnh minh họa)

Thương hiệu có thể coi là “cái tên" được người tiêu dùng nghĩ đến, sau một thời gian trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ từ một doanh nghiệp. Đây được coi là một chiến lược giúp người tiêu dùng phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ qua việc mang lại giá trị, lợi ích, lời hứa để từ đó quyết định mua hàng của doanh nghiệp.

Các dấu hiệu về thương hiệu thường thấy là những ký hiệu logo, thiết kế độc quyền, những từ ngữ khẩu hiệu (slogan)...được in trên bao bì và mác sản phẩm, nhạc và hình ảnh trong quảng cáo. Thông qua đó, ý nghĩa sâu xa hơn là việc khẳng định vị trí, điểm mạnh và danh tiếng mà doanh nghiệp muốn nhắn gửi đến khách hàng.

2. Doanh nghiệp được lợi ích gì khi xây dựng thương hiệu?

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một quá trình xây dựng và phát triển lâu dài về mặt hình ảnh, dấu ấn riêng biệt, giá trị cốt lõi của sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng trải nghiệm và ghi nhận. Thương hiệu càng mạnh thì càng có lợi thế về cạnh tranh vì được khách hàng luôn ưu ái và tin tưởng hơn đối thủ.

Các bước xây dựng thương hiệu

Các bước xây dựng thương hiệu (Ảnh minh họa)

Sau đây là những lợi ích của doanh nghiệp khi xây dựng được thương hiệu mạnh:

Thương hiệu mạnh là tăng sự nhận diện khác biệt của doanh nghiệp với đối thủ. Khách hàng luôn nhớ và chọn lựa những thương hiệu mạnh, do những giá trị uy tín mà khách hàng tin tưởng và muốn có được. Thế nên việc đầu tư xây dựng thương hiệu mạnh là sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.

Thương hiệu mạnh tạo sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm hay dịch vụ. Khi đã thương yêu và tin tưởng thương hiệu, khách hàng sẽ tiếp tục ủng hộ doanh nghiệp, tự hào khi sử dụng sản phẩm có thương hiệu vì được đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, khách hàng thân thuộc có thể giới thiệu thêm khách hàng mới cho doanh nghiệp.

Thương hiệu mạnh luôn tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng về phong cách, giao diện, hình ảnh và chất lượng. Đây là một tài sản giá trị của doanh nghiệp về lâu dài. Thương hiệu càng mạnh, vị trí nhất định của doanh nghiệp trên thị trường càng cao. Từ đó, giá cả của sản phẩm và dịch vụ cũng tăng theo danh tiếng của thương hiệu. 

Khi đã có thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ nhớ về chất lượng và giá trị riêng biệt của doanh nghiệp hơn là đối thủ không có thương hiệu. Hơn nữa, thương hiệu càng mạnh càng thu hút nhiều số lượng khách hàng trung thành, giúp duy trì kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững doanh nghiệp.

Người tiêu dùng trung thành sẵn sàng trả nhiều tiền để mua sản phẩm hay dịch vụ chỉ bởi vì thương hiệu mạnh. Điều này mang lại lợi thế vô cùng to lớn vì doanh nghiệp có thể tăng giá bán hàng, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư cho việc phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới, mở rộng thị trường mới.

Một thương hiệu mạnh không chỉ thu hút nhiều khách hàng mà còn tạo động lực cho nhân viên. Thương hiệu mạnh luôn có mục đích rõ ràng về việc phát triển và chăm sóc nhân lực. Từ đó, nhân viên có gắn kết và tin tưởng vào tầm nhìn của doanh nghiệp, sẽ nỗ lực làm việc cho năng suất cao hơn.

3. Vì sao cần bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp?

Thương hiệu là tài sản mà doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và nhân lực để xây dựng lên. Tuy nhiên, tính quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu lại chưa được nhận thấy. 

Bảo hộ thương hiệu
Bảo hộ thương hiệu (Ảnh minh họa)

Sau đây là những lợi ích của doanh nghiệp có được từ bảo hộ thương hiệu.

3.1. Đảm bảo quyền thương hiệu:

Bảo hộ thương hiệu giúp doanh nghiệp chứng minh quyền độc quyền về sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, ở mọi hình thức được pháp luật cho phép. 

Việc này giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trước pháp luật tránh sự giả mạo hay sử dụng trái phép của đối thủ.

3.2. Xây dựng giá trị thương hiệu:

Vì thương hiệu là tài sản giá trị của doanh nghiệp, nên việc bảo hộ thương hiệu càng phải được đưa lên hàng đầu. Khi doanh nghiệp có đăng ký thương hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP), doanh nghiệp sẽ được nhận diện có sự khác biệt so với các đối thủ không có thương hiệu. 

Điều này càng tăng tin tưởng và lòng trung thành từ khách hàng, dẫn đến lợi thế cạnh tranh và càng làm tăng giá trị thương hiệu.

3.3. Ngăn ngừa việc giả mạo và sao chép thương hiệu: 

Việc bảo hộ thương hiệu là việc doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ quyền sử dụng thương hiệu độc quyền. Thế nên, doanh nghiệp có quyền khiếu nại, đòi bồi thường và sử dụng các biện pháp pháp lý để ngăn chặn các đối thủ sao chép và giả mạo thương hiệu. 

Đặc biệt khi đối thủ sử dụng hình ảnh thương hiệu trái phép, doanh nghiệp có quyền nhờ các cơ quan chức năng can thiệp. Việc được pháp luật bảo vệ thương hiệu cũng làm doanh nghiệp an tâm hơn về hình ảnh thương hiệu đến với người tiêu dùng.

3.4. Xây dựng lòng tin và thu hút khách hàng trung thành:

Khi thương hiệu doanh nghiệp được bảo hộ, khách hàng sẽ càng tin tưởng về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp muốn đem lại. Việc bảo hộ cho thấy đường lối kinh doanh của doanh nghiệp chú trọng vào sự bền vững,  đảm bảo chất lượng, muốn giữ uy tín với khách hàng. Do đó, khách hàng sẽ an tâm với sản phẩm hay dịch vụ có sự bảo hộ của pháp luật.

3.5. Mở rộng cơ hội kinh doanh:

Khi đăng ký để bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp không những nhận được niềm tin và sự trung thành của khách hàng, mà còn có được sự tin tưởng của nhiều nhà đầu tư. Với danh tiếng lan toả là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và mạnh hơn, có tiềm năng phát triển thêm thị trường mới, thuận lợi cho việc tạo ra nhiều sản phẩm hay dịch vụ mới.

3.6. Tạo giá trị tài sản:

Việc bảo hộ thương hiệu ngay từ đầu rất quan trọng vì thương hiệu chính là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Khi đã đăng ký quyền sở hữu độc quyền thương hiệu, việc lấy giá trị thương hiệu để vay vốn, đàm phán trong việc sát nhập hay chuyển nhượng quyền sở hữu, là chiến lược kinh doanh mang lại doanh thu to lớn cho doanh nghiệp, nhất là với thương hiệu có tiếng.

>> Có thể bạn quan tâm: Rủi ro khi không bảo hộ thương hiệu 

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm thương hiệu là gì? Tóm lại, thương hiệu là “hình ảnh" kết hợp giữa yếu tố hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng.

Đây là tài sản vô cùng giá trị của mỗi doanh nghiệp. Thế nên, việc đăng ký để được bảo hộ thương hiệu là rất quan trọng để bảo vệ quyền độc quyền sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.