Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2022

Có thể nói nhãn hiệu là “tài sản” mà các cá nhân, doanh nghiệp đã phải tốn rất nhiều công sức, thời gian để gây dựng. Vậy, tại sao phải đăng ký nhãn hiệu? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu không?

1. Đăng ký nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu không?

Tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ giải thích nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Về việc đăng ký nhãn hiệu, Luật Sở hữu trí tuệ không quy định cụ thể về đăng ký nhãn hiệu là gì, tuy nhiên có thể hiểu đây là thủ tục cần thiết để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức.

Đồng thời, khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ cũng nêu rõ, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối nhãn hiệu được thể hiện thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu là quyền của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp mình.

tai sao phai dang ky nhan hieu
Đăng ký nhãn hiệu nhằm xác lập quyền sở hữu "độc quyền" với nhãn hiệu đó (Ảnh minh họa)

2. Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Mặc dù không bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu nhưng các cá nhân, doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu bởi các lợi ích dưới đây:

2.1 Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu

Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Giấy tờ này giúp nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ đối với quyền sử dụng nhãn hiệu đó, nói cách khác, nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ sẽ trở thành “độc quyền”.

Bên cạnh đó, khi đăng ký nhãn hiệu và trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu thì chủ sở hữu sẽ có các quyền tài sản sau đây:

- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng;

- Ngăn cấm người khác sử dụng;

- Định đoạt đối với nhãn hiệu của mình.

2.2 Bảo vệ nhãn hiệu của mình khỏi các hành vi xâm phạm

Thị trường kinh tế ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp ngày càng cao. Với các sản phẩm đã có tiếng và được nhiều người biết đến sẽ không tránh khỏi việc bị làm nhái, bị bắt chước thương hiệu.

Do đó, việc đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, trường hợp không có sự cho phép của cá nhân, doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì các cá nhân, tổ chức khác không được quyền thực hiện các hành vi sau đây:

- Dùng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

- Dùng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

- Dùng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc.

- Dùng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc ấn tượng sai lệch về quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

2.3 Nâng tầm giá trị và độ nhận diện cho nhãn hiệu

Một trong những lý do quan trọng phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là tăng khả năng phân biệt nhãn hiệu với các đối thủ khác.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Bên cạnh đó, khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố sẽ giúp nhãn hiệu được một bộ phận lớn khách hàng biết đến và có thể nhận diện được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

2.4 Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu đã được bảo hộ

Ngoài ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của mình để trục lợi, các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể khai thác giá trị thương mại của nhãn hiệu bằng cách chuyển giao quyền sử dụng hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp nhãn hiệu được nhận diện tốt hơn trên thị trường, khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của bạn được biết đến rộng rãi.

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Lưu ý:

- Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký. Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá;

- Trong Tờ khai phải có mẫu nhãn hiệu và mô tả bằng chữ về nhãn hiệu đó theo các quy định sau đây:

+ Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố: Chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình;

+ Nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu: Chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu;

+ Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt: Ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt;

+ Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.

Phần “Danh mục các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”: Phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai). Trong đó, các mẫu nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

- Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều: Mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;

- Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ.

Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu đăng ký);

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong trường hợp nộp phí, lệ phi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ;

- Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp Tờ khai thông qua người dại diện.

Vừa rồi là giái đáp cho câu hỏi Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu? Nếu có nhu cầu đăng ký bản quyền hình ảnh hoặc giải đáp thắc mắc liên quan, quý khách hàng vui lòng gọi đến số điện thoại
0938.36.1919 để được LuatVietnam hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Altcoin là gì? Top 10 Altcoin đang được đầu tư nhiều nhất

Altcoin là gì? Top 10 Altcoin đang được đầu tư nhiều nhất

Altcoin là gì? Top 10 Altcoin đang được đầu tư nhiều nhất

Tính đến tháng 2/2022, trên thị trường crypto có hơn 17.000 loại tiền điện tử được phát hành. Trong đó, Bitcoin (BTC) chiếm gần một nửa vốn hóa thị trường và phần còn lại là các Altcoin khác. Vậy Altcoin là gì? Có nên đầu tư altcoin không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về altcoin cũng như giới thiệu top 10 altcoin đang được đầu tư phổ biến nhất hiện nay.

Blockchain là gì? - Thông tin từ A-Z về nền tảng này

Blockchain là gì? - Thông tin từ A-Z về nền tảng này

Blockchain là gì? - Thông tin từ A-Z về nền tảng này

Blockchain là một khái niệm tương đối mới lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ số thì nền tảng này đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nền tảng blockchain là gì và lý do tại sao công nghệ này có thể nâng cao độ tin cậy trong việc lưu trữ hồ sơ và các giao dịch tài chính.