Nhãn hiệu là gì? Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

“Nhãn hiệu” là khái niệm được pháp luật bảo hộ nhưng “Thương hiệu” lại là khái niệm được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là nội dung mà Luatvietnam hướng dẫn để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.


Nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Căn cứ khoản 17, 18, 19, 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 nhãn hiệu được phân loại như sau:

Loại nhãn hiệu

Đặc điểm

Ví dụ

Nhãn hiệu tập thể

Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

“Chè Thái Nguyên”, “Vải thiều Lục Ngạn”...

Nhãn hiệu chứng nhận

Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính sau:

- Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu.

- Cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ.

- Chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

“Hàng Việt Nam chất lượng cao-do người tiêu dùng bình chọn”...

Nhãn hiệu liên kết

Do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

“Vingroup”, “Vinhomes”, “Vinmec”, “Vinpearl”...

Nhãn hiệu nổi tiếng

Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Honda, Cocacola, Adidas...

 
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu (Ảnh minh hoạ)Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu (Ảnh minh hoạ)
 

Hiểu như thế nào là thương hiệu?

Hiện nay thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng một cách rộng rãi. Khi nói đến thương hiệu thì luôn đi kèm với giá trị của nó. Ví dụ: “Thương hiệu top 1 Việt Nam”, “Thương hiệu đắt giá nhất”... Thương hiệu được gọi tên trùng với nhãn hiệu nên hai khái niệm này thường có sự nhầm lẫn với nhau. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:

- Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị.

- Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận.

- Thương hiệu không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh như nhãn hiệu.

- Thương hiệu không thể xác định chính xác thời gian tồn tại.

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
 

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Thương hiệu

Đăng ký bảo hộ

Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ.

Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.

Dấu hiệu nhận biết

Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh.

Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.

Thời hạn

10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.

Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.

Ý nghĩa

Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Tóm lại, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo vệ. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sẽ giúp các cá nhân, tổ chức bảo hộ và khai thác giá trị sản phẩm của mình.

>> Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi, hoàn thiện một số Luật và Nghị định. Dưới đây là thông tin chi tiết.

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Tại Nghị quyết 68-NQ/TW 2025, Bộ Chính trị đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 198 năm 2025 được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025, đặt ra nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Nghị quyết 68 NQ TW về phát triển kinh tế tư nhân đã đặt ra nhiều giải pháp đột phá nhằm cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao vai trò doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin toàn văn và các nội dung nổi bật được nêu rõ trong nghị quyết này.