Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như đối với nhà đầu tư trong nước, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ nhất định.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 quy định:

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như nhà đầu tư trong nước.

Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Danh mục gồm:

- Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường: Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề này.

- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện: Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đã được công bố.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

- Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

- Điều kiện về hình thức đầu tư;

- Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;

- Điều kiện về năng lực của nhà đầu tư cũng như đối tác tham gia hoạt động đầu tư;

- Ngoài ra, còn cần đáp ứng các điều kiện khác theo quy định tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Bên cạnh đó, ngoài điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại Danh mục, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

- Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;

- Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;

- Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;

- Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;

- Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thức nêu tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư.

dieu kien tiep can thi truong
Các điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài (Ảnh minh họa)

Nguyên tắc hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài

Như đã nêu ở trên, một trong những nguyên tắc áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài luôn được nhấn mạnh là:

Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Đồng thời, căn cứ Điều 17 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, việc áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo các nguyên tắc điển hình như:

  • Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường.

  • Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định.

  • Điều kiện tiếp cận thị trường với ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:

- Nếu pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như nhà đầu tư trong nước;

- Nếu pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề đó.

Trên đây là điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, bạn đọc vui lòng tham khảo thêm tại các văn bản nêu trong bài viết để biết cụ thể hơn, nếu vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.