Thủ tục ly hôn trong mùa dịch có gì thay đổi không?

Tình hình Covid-19 vẫn diễn biến khác phức tạp ở nước ta khiến nhiều hoạt động của người dân bị xáo trộn. Một trong số đó là thủ tục ly hôn. Vậy muốn ly hôn trong mùa dịch thì thủ tục có gì thay đổi so với trước đây không?


Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến việc ly hôn của vợ chồng?

Tại nước ta, mỗi ngày số người nhiễm Covid-19 vẫn ở mức khá cao. Mặc dù hiện nay, nước ta đã chuyển sang trạng thái bình thường mới mà không áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nữa.

Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện thích ứng an toàn với dịch Covid-19 và các tỉnh sẽ áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tuỳ theo từng cấp độ dịch. Đồng thời, khi vợ, chồng muốn nộp đơn ly hôn thì thực hiện theo quy định tạm thời ban hành kèm Nghị quyết 128 như sau:

- Vùng xanh, vùng vàng: Không hạn chế việc đi lại của người dân.

- Vùng cam: Không hạn chế việc đi lại nhưng phải đáp ứng điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm.

- Vùng đỏ: Hạn chế đi lại, phải đáp ứng điều kiện tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Có thể thấy, so với bình thường khi chưa có dịch Covid-19, việc nộp đơn ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của vợ chồng không bị hạn chế. Nhưng khi có dịch Covid-19, việc đi lại, nộp đơn ly hôn của vợ, chồng sẽ bị hạn chế nếu ở vợ chồng đến/đi vùng đỏ.

Như vậy, một số trường hợp, vợ chồng nộp đơn ly hôn sẽ gặp khó khăn hơn so với bình thường.

Ngoài ra, do phải áp dụng các biện pháp cách ly, xét nghiệm khi ở các cấp độ dịch khác nhau nên khi giải quyết việc ly hôn, việc tuân theo đúng thời gian quy định của pháp luật cũng có thể gặp khó khăn. Đồng nghĩa, vợ chồng có thể được giải quyết việc ly hôn chậm hơn so với bình thường.

thu tuc ly hon mua dich


Thủ tục ly hôn trong mùa dịch thực hiện thế nào?

Như phân tích ở trên, dịch Covid-19 có ảnh hưởng nhất định đến việc giải quyết ly hôn của vợ chồng. Do đó, thủ tục ly hôn trong mùa dịch cũng có một số thay đổi so với bình thường.

Hồ sơ ly hôn

Hồ sơ vợ chồng chuẩn bị để nộp cho cơ quan có thẩm quyền không có gì thay đổi. Vợ, chồng vẫn phải chuẩn bị:

- Ly hôn thuận tình: Đơn xin ly hôn thuận tình, giấy chứng nhận kết hôn, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, giấy khai sinh (nếu có), sổ hộ khẩu, giấy tờ về tài sản chung (nếu có)...

- Ly hôn đơn phương: Đơn xin ly hôn đơn phương, giấy chứng nhận kết hôn, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, giấy khai sinh (nếu có), sổ hộ khẩu, giấy tờ về tài sản chung (nếu có)...

Có thể thấy, sự khác nhau cơ bản giữa hồ sơ ly hôn đơn phương và thuận tình là sử dụng hai mẫu đơn ly hôn khác nhau. Trong đó, ly hôn thuận tình là mẫu đơn do cả hai vợ, chồng cùng ký; cùng thống nhất ly hôn còn ly hôn đơn phương là do một trong hai bên vợ hoặc chồng viết, ký, yêu cầu ly hôn.

Xem thêm...

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn

- Ly hôn thuận tình: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân cấp cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng (theo thoả thuận của hai bên) theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Ly hôn đơn phương: Căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án giải quyết ly hôn đơn phương là Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (người không yêu cầu ly hôn) giải quyết.

Xem thêm...

Hình thức nộp đơn ly hôn

Căn cứ khoản 1 Điều 190 và khoản 1 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, vợ chồng có thể nộp đơn ly hôn theo một trong ba hình thức sau:

- Nộp trực tiếp tại Toà.

- Nộp thông qua đường bưu điện.

- Gửi trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử của Toà án nếu Toà án đó đã có Cổng thông tin điện tử.

Thông thường, vợ chồng sẽ lựa chọn cách nộp trực tiếp tại Toà. Vì khi đó, Toà án sẽ trực tiếp nhận đơn, xem xét việc nhận đơn/yêu cầu bổ sung giấy tờ ngay. Còn hai hình thức kia thì thời gian gửi sẽ lâu hơn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, mặc dù vẫn có thể nộp trực tiếp tại Toà án được nhưng nếu ở vùng dịch cấp độ 4 (vùng đỏ) thì việc đi lại của vợ chồng sẽ bị hạn chế nên có thể sử dụng một trong hai hình thức còn lại. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa, việc nộp hồ sơ ly hôn sẽ chậm trễ hơn so với bình thường.

Thời gian giải quyết ly hôn

Dù là thủ tục ly hôn đơn phương hay thủ tục ly hôn thuận tình thì quy trình giải quyết ly hôn cũng thường sẽ có ba bước: Thụ lý đơn; hoà giải, mở phiên toà và ra quyết định/bản án ly hôn.

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian ly hôn thuận tình thường kéo dài khoảng 02-03 tháng còn ly hôn đơn phương thường kéo dài từ 04 - 06 tháng.

Tuy nhiên, do tình hình Covid-19, thời gian giải quyết ly hôn có thể kéo dài hơn so với thông thường bởi các quy định về cách ly, xét nghiệm hoặc hạn chế đi lại giữa các vùng dịch. Do đó, vì Covid-19, không thể biết chính xác thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu.

Nói tóm lại, thủ tục ly hôn mùa dịch về cơ bản không khác gì so với ly hôn trước đây ngoài thời gian giải quyết sẽ lâu hơn, hình thức nộp trực tiếp sẽ khó khăn hơn. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ với tổng đài tư vấn ly hôn, gia đình của LuatVietnam tại số 1900.6199.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại: Nạn nhân làm ngay việc này

Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại: Nạn nhân làm ngay việc này

Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại: Nạn nhân làm ngay việc này

Thời gian gần đây, tổng đài 1900.6199 của LuatVietnam liên tục nhận được rất nhiều cuộc gọi than phiền cũng như xin hướng giải quyết khi nhiều người không hề vay tiền nhưng liên tục bị các app khủng bố điện thoại để đòi nợ. Vậy trong trường hợp đó, nạn nhân cần phải làm sao?

Tự ý bỏ cọc mua đất, người mua phải bồi thường thế nào?

Tự ý bỏ cọc mua đất, người mua phải bồi thường thế nào?

Tự ý bỏ cọc mua đất, người mua phải bồi thường thế nào?

Khi chưa thể thực hiện ngay việc mua bán đất nhưng muốn được “đảm bảo” sẽ mua bán thuận lợi, các bên thường chọn ký hợp đồng đặt cọc mua bán đất. Tuy nhiên, khi không đủ điều kiện để thực hiện tiếp hợp đồng mua bán đất, người mua phải bồi thường thế nào với hợp đồng đặt cọc đã ký?