Quy định 69 về kỷ luật Đảng: Bổ sung 5 điểm mới đáng chú ý

Quy định 102-QĐ/TW, Quy định 07-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm hiện đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thay thế bằng Quy định số 69-QĐ/TW. Vậy, Quy định 69 về kỷ luật Đảng có gì mới?


1. Gộp chung quy định về kỷ luật Đảng và kỷ luật tổ chức Đảng

Trước đây, quy định về kỷ luật Đảng viên và kỷ luật tổ chức Đảng được nêu tại hai văn bản khác nhau: Quy định 102-QĐ/TW về kỷ luật Đảng viên và Quy định 07-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức Đảng.

Tuy nhiên, đến Quy định 69 về kỷ luật Đảng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã gộp cả quy định về kỷ luật Đảng viên và kỷ luật tổ chức Đảng vào cùng một văn bản. Theo đó, hình thức kỷ luật Đảng viên và tổ chức Đảng được nêu tại Điều 7 Quy định 69 gồm:

- Tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

- Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức nếu Đảng viên chính thức có chức vụ, khai trừ.

- Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

quy dinh 69 ve ky luat dang


2. Có thật sự bỏ kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5?

Trước đây, theo Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW, việc kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình có nêu rõ hình thức kỷ luật với trường hợp Đảng viên sinh con thứ ba:

  • Sinh con thứ ba: Khiển trách.
  • Sinh con thứ tư: Cảnh cáo hoặc cách chức nếu Đảng viên đó có chức vụ.
  • Sinh con thứ năm trở lên: Khai trừ.

Trong khi đó, việc sinh con thứ ba, thứ tư và thứ năm trở lên tại Quy định 69 về kỷ luật Đảng không còn được “gọi tên” cụ thể mà thay vào đó, Điều 52 Quy định 69 chỉ nêu:

  • Vi phạm chính sách dân số: Bị khiển trách.
  • Tái phạm việc vi phạm chính sách dân số: Cảnh cáo hoặc cách chức nếu Đảng viên đó có chức vụ.
  • Nếu vi phạm chính sách dân số gây ra hậu quả rất nghiêm trọng: Khai trừ.
quy dinh 69 ve ky luat dang


3. Thêm trường hợp chưa/không/miễn kỷ luật Đảng viên

Trước đây, Điều 5 Quy định 102 chỉ đặt ra hai khoản quy định về các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật Đảng viên gồm:

Chưa xem xét kỷ luật

  • Đang mang thai, nghỉ thai sản.
  • Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú trong bệnh viện.

Không kỷ luật: Đảng viên vi phạm đã qua đời trừ trường hợp người này vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trong khi đó, theo khoản 14 Điều 2 Quy định 69, trường hợp chưa, không hoặc miễn kỷ luật Đảng viên gồm:

Chưa xem xét kỷ luật

  • Đảng viên là nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc là nam nhưng do vợ chết hoặc vì khách quan, bất khả kháng cũng đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Nhưng nếu người này có sức khoẻ ổn định (được ra viện) thì vẫn bị xem xét kỷ luật.
  • Đảng viên đã qua đời thì không kỷ luật trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Chưa thi hành kỷ luật

Đảng viên bị tuyên bố mất tích: Vẫn xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý. Khi phát hiện người này còn sống thì thi hành.

Miễn kỷ luật

  • Đảng viên thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo nhưng xảy ra thiệt hại và nguyên nhân để xảy ra thiệt hại là do khách quan, thực hiện đúng chủ trương, động cơ trong sáng, vì lợi ích chung.
  • Do chấp hành quyết định sai trái của cấp trên hoặc bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo bằng văn bản về ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện.

Như vậy, so với quy định cũ, Quy định 69 về kỷ luật Đảng đã bổ sung và nêu cụ thể các trường hợp được miễn hoặc hoãn kỷ luật, chưa thi hành kỷ luật.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến trường hợp của mình, gọi ngay  1900.6192  để được giải đáp. 

4. Quy định về tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật Đảng viên

STT

Quy định mới

Quy định cũ

1

Tình tiết giảm nhẹ

1.1

Chủ động báo cáo vi phạm, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm trước khi bị phát hiện.

Chủ động báo cáo vi phạm, tự giác nhận trách nhiệm về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.

1.2

Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về người cùng vi phạm

Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về người cùng vi phạm

1.3

- Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm.

- Tích cực ngăn chặn hành vi vi phạm.

- Tự giác nộp tài sản tham nhũng; bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra

- Chủ động khắc phục hậu quả vi phạm

- Tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm

- Tự giác bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

1.4

Không quy định

Do khách quan hoặc bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo

1.5

Khi thực hiện chủ trương/thí điểm đổi mới, sáng tạo được cho phép, không thuộc trường hợp được miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm

Do phải thực hiện chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai của cấp trên

2

Tình tiết tăng nặng

2.1

- Đã được yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện; không sửa chữa khuyết điểm.

- Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, hình thức kỷ luật tương xứng; gây thiệt hại mà không bồi thường cũng không khắc phục hậu quả hoặc khắc phục nhưng không đúng yêu cầu; không tự giác nộp lại tiền, tài sản do vi phạm mà có.

- Đối phó, quanh co, cản trở quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, xét xử.

- Bao che người vi phạm; đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, người làm chứng… Ép buộc, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.

- Vi phạm có tổ chức, là người chủ mưu, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ; che giấu, sửa chữa, tiêu huỷ cứng cứ; tạo chứng cứ giả.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh… để trục lợi.

- Đã được giáo dục, nhắc nhở mà không sửa chữa.

- Quanh co, che giấu/không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm.

- Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người tố cáo/cung cấp chứng cứ.

- Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ; sửa chữa, tiêu huỷ chứng cứ; lập chứng cứ giả.

- Gây khó khăn, cản trở quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra…

- Lợi dụng tình trạng thiên tai, khẩn cấp…

- Không bồi hoàn, khắc phục hậu quả khi gây thiệt hại về vật chất.

- Vi phạm nhiều lần, có hệ thống, bị kỷ luật nhiều lần; có tổ chức; là chủ mưu, khởi xướng.

- Ép buộc, tiếp tay… người khác vi phạm hoặc hướng dẫn, ép buộc, tạo điều kiện… cho người khác lập chứng cứ giả; che giấu, sửa chữa, tiêu huỷ chứng cứ…

5. Bổ sung hàng loạt hành vi Đảng viên bị kỷ luật

5.1 Đảng viên chạy chức chạy quyền

Đây là lần đầu tiên các văn bản về xử lý kỷ luật Đảng đề cập đến mức kỷ luật khi Đảng viên chạy chức, chạy quyền. Trước đây, tại Điều 13 Quy định 205 về kiểm soát quyền lực có đề cập đến cách xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.

Trong đó, hình thức cao nhất là bị khai trừ khỏi Đảng và tương quan giữa các hình thức kỷ luật Đảng với xử lý hành chính. Tuy nhiên, Quy định 205 không đề cập cụ thể các hành vi sẽ bị kỷ luật Đảng là gì.

Do đó, tại Quy định 69 về kỷ luật Đảng này, Ban Chấp hành đã nêu cụ thể như sau:

STT

Hình thức kỷ luật

Biểu hiện

1

Khiển trách

- Tiếp cận, tặng quà người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người liên quan để được ưu ái, ủng hộ nhằm có được vị trí công tác, chức vụ, quyền hạn.

- Tác động, mua chuộc, gây sức ép để giới thiệu, bổ nhiệm mình/người khác vào chức vụ có lợi cho mình.

- Đặt điều kiện, gây sức ép trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình.

- Mặc cả, đặt điều kiện, đòi hỏi không chính đáng để được sắp xếp vào chức vụ, vị trí công tác.

- Can thiệp, gây áp lực đẻ người khác quyết định/tham mưu, đề xuất, đánh giá… giới thiệu nhân sự theo mục đích cá nhân.

- Trì hoãn, không thực hiện/chọn thời điểm có lợi với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.

2

Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ)

- Đã bị kỷ luật khiển trách mà tái phạm.

- Vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng các hành vi nêu trên (Ở mục bị khiển trách).

- Vi phạm một trong các hành vi sau:

  • Không chỉ đạo xem xét, kiến nghị về hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ/bao che, tiếp tay cho hành vi tiêu cực này.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thao túng, bao che hành vi tiêu cực trong đánh giá cán bộ, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, bầu cử; quyết định không đúng cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
  • Can thiệp, tác động trái quy định vào công tác cán bộ; bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn; để bị lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm bố trí, bổ nhiệm cán bộ.
  • Thiếu trách nhiệm trong xử lý cán bộ, Đảng viên có hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ/không kiến nghị, xem xét, xử lý với hành vi tiêu cực.
  • Bao che, không xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo người có hành vi tiêu cực trong bổ nhiệm cán bộ.
  • Tặng quà, nhận quà liên quan đến bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật.

3

Khai trừ

- Vi phạm bị khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức và gây hậu quả rất nghiêm trọng.

-  Đưa, nhận hối lộ để được bố trí, bổ nhiệm/bổ nhiệm, bố trí nhiều cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện gây hậu quả rất nghiêm trọng.

5.2 Đảng viên dùng bằng giả

So với quy định trước đây, Quy định 69 đã bổ sung thêm một số hành vi bị kỷ luật khi sử dụng quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, đơn cử như:

- Khiển trách: Mua, bán, tặng cho văn bằng, chứng chỉ gây hậu quả ít nghiêm trọng (khoản 1 Điều 35).

- Cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ: Cho mượn, thuê văn bằng, chứng chỉ (khoản 2 Điều 35).

- Khai trừ: Dùng văn bằng, chứng chỉ giả hoặc không hợp pháp để tuyển dụng vào cơ quan, để được kết nạp Đảng, được đi học, bổ nhiệm, thi nâng ngạch… (khoản 3 Điều 35).

5.3 Đảng viên sống chung với người khác không đăng ký kết hôn

Đây tiếp tục là một trong những điểm mới của Quy định 69 về kỷ luật Đảng viên so với Quy định 102 trước đây. Theo đó, điểm e khoản 1 Điều 51 Quy định 69 nêu rõ:

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

e) Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng.

Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc một người đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc ngược lại là một trong những hành vi bị cấm. Trước đây, Quy định 102 không quy định hình thức kỷ luật với Đảng viên có hành vi này.

Tuy nhiên, Điều 51 Quy định 69 đã quy định về hình thức kỷ luật Đảng viên bằng hình thức khiển trách nếu vi phạm điều cấm trên của luật. Đây cũng là hình thức kỷ luật với hành vi vi phạm về mang thai hộ (trước đây Quy định 102 cũng không quy định hình thức kỷ luật với vi phạm này).

Nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng về hành vi trên, Đảng viên có thể bị cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ. Nặng hơn, nếu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì có thể bị khai trừ.

Trên đây là quy định về điểm mới của Quy định 69 về kỷ luật Đảng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.