Công an nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào?

Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Vậy Công an nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào?


1. Công an nhân dân là gì?

Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 nêu rõ:

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Trong đó, Điều 4 Luật này quy định, Công an nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Được tổ chức một cách tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và tổ chức theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; cấp dưới phục tùng cấp trên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Ngoài ra, ngày 19/8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

2. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm những lực lượng nào?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Công an nhân dân, hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:

- Bộ Công an;

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

- Công an xã, phường, thị trấn.

Trong đó, Công an nhân dân chia thành 02 lực lượng là Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân. 

cong an nhan dan viet nam gom nhung luc luong nao

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân

Điều 16 Luật Công an nhân dân quy định, lực lượng Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng sau:

- Thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình và đề xuất với các cơ quan của Đảng, Nhà nước chỉ đạo đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội...

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia...

- Thực hiện hoạt động tình báo.

- Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, bảo vệ khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện về chính trị quan trọng...

- Quản lý về an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam...

- Quản lý an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng.

- Quản lý về điều tra và phòng, chống tội phạm.

- Quản lý về thi hành án hình sự.

- Quản lý về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính.

- Quản lý về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân, con dấu, an toàn giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, phòng cháy, chữa cháy, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện...

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Hệ thống cấp bậc, quân hàm trong Công an nhân dân

Hệ thống cấp bậc, quân hàm trong ngành Công an nhân dân được quy định tại Điều 20, 21 Luật Công an nhân dân như sau:

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

Sĩ quan cấp tướng

Đại tướng

Thượng tướng

Trung tướng

Thiếu tướng

Sĩ quan cấp tá

Đại tá

Thượng tá

Trung tá

Thiếu tá

Sĩ quan cấp úy

Đại úy

Thượng úy

Trung úy

Thiếu uy

Hạ sĩ quan

Thượng sĩ

Trung sĩ

Trung sĩ

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

Sĩ quan cấp tá

Thượng tá

Trung tá

Thiếu tá

Sĩ quan cấp úy

Đại úy

Thượng úy

Trung úy

Thiếu úy

Hạ sĩ quan

Thượng sĩ

Trung sĩ

Hạ sĩ

Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:

Hạ sĩ quan nghĩa vụ

Thượng sĩ

Trung sĩ

Hạ sĩ

Chiến sĩ nghĩa vụ

Binh nhất

Binh nhì

Trên đây là giải đáp thắc mắc về: Công an nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào? Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục