Công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước là gì?

Công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước được Bộ Tư pháp quy định chi tiết tại Thông tư 02/2025/TT-BTP có hiệu lực từ 15/05/2025.

1. Công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước

Phụ lục I Thông tư 02/2025/TT-BTP quy định về công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước như sau:
Công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước
Công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước (Ảnh minh họa)

1.1. Chuyên viên về pháp chế

STT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

1

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án

Các nhiệm vụ được giao thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

2

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản

Việc hướng dẫn được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và chất lượng.

3

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản

Hoạt động sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo được thực hiện.

4

Tham gia góp ý các văn bản

Có văn bản góp ý.

5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

Các hoạt động được triển khai thực hiện.

6

Phối hợp thực hiện

Công việc, nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả, tạo mối quan hệ tích cực trong công tác.

7

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

1. Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

2. Kết luận các cuộc họp được giao chủ trì.

8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch công tác được xây dựng và thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

9Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công và theo quy định của pháp luật

1.2. Pháp chế viên

STT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

1

Xây dựng văn bản của Đảng, chính sách, chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật về nhiều lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu của ngành có nội dung ít phức tạp và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

Các nhiệm vụ được giao thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

2

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản

Việc hướng dẫn được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và chất lượng.

3

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản

Hoạt động sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo được thực hiện.

4

Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản

Có văn bản góp ý, thẩm định.

5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

Các hoạt động được triển khai thực hiện.

6

Phối hợp thực hiện

Công việc, nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả, tạo mối quan hệ tích cực trong công tác.

7

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

1. Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

2. Kết luận các cuộc họp được giao chủ trì.

8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch công tác được xây dựng và thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

9Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công và theo quy định của pháp luật

1.3. Pháp chế viên chính

STT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

1

Xây dựng văn bản của Đảng, chính sách, chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu của ngành có nội dung phức tạp và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Văn bản của Đảng, chính sách, chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành.

2. Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác pháp chế được cấp có thẩm quyền ban hành.

3. Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được ký kết.

2

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản

Việc hướng dẫn được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và chất lượng.

3

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản

Hoạt động sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo được thực hiện.

4

Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản

Có văn bản góp ý, thẩm định.

5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

Các hoạt động được triển khai thực hiện.

6

Phối hợp thực hiện

Công việc, nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả, tạo mối quan hệ tích cực trong công tác.

7

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

1. Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

2. Kết luận các cuộc họp được giao chủ trì.

8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch công tác được xây dựng và thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

1.4. Pháp chế viên cao cấp

STT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

1

Xây dựng văn bản của Đảng, chính sách, chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án; văn bản quy phạm pháp luật về nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Văn bản của Đảng, chính sách, chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành.

2. Văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền ban hành.

3. Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được ký kết.

2

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản

Việc hướng dẫn được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và chất lượng.

3

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản

Hoạt động sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo được thực hiện.

4

Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản

Có văn bản góp ý, thẩm định.

5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

Các hoạt động được triển khai thực hiện.

6

Phối hợp thực hiện

Công việc, nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả, tạo mối quan hệ tích cực trong công tác.

7

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

- Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

- Kết luận các cuộc họp được giao chủ trì.

8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch công tác được xây dựng và thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

9Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và theo quy định của pháp luật
Công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước
Công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước (Ảnh minh họa)

2. Công việc của người làm pháp chế tại đơn vị sự nghiệp công lập

Công việc của chuyên viên về pháp chế (hạng III) và Chuyên viên chính về pháp chế (hạng II) tại các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Phụ lục III Thông tư 02 như sau:

STT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

1

Xây dựng nội quy, quy che của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản, hợp đồng, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án

Các văn bản được cấp có thẩm quyền ban hành.

2

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập

1. Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên.

2. Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ theo phân công để các tổ chức, cá nhân khác hiểu, triển khai được và đạt kết quả.

3. Tổ chức thành công các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

4. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo tiến độ, chất lượng theo kế hoạch được giao.

3

Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản

1. Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra được thực hiện đúng thời gian quy định.

2. Nội dung báo cáo, đánh giá có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4

Tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

Việc tham mưu, tư vấn ý kiến pháp lý được thực hiện theo đúng kế hoạch, chất lượng.

5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

Đảm bảo quy trình công tác và đúng theo kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc.

6

Phối hợp thực hiện

- Công việc, nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả, tạo mối quan hệ tích cực trong công tác.

- Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

7

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.

9Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công và theo quy định của pháp luật

Trên đây là thông tin về: Công việc của người làm pháp chế trong cơ quan Nhà nước.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Trước xu hướng tinh giản biên chế hiện nay, Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Trước xu hướng tinh giản biên chế hiện nay, Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?