Chi tiết về 2 hình thức kỷ luật Đảng viên dự bị

Theo quy định hiện hành, Đảng viên chính thức vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị kỷ luật. Vậy nếu mới chỉ là Đảng viên dự bị mà vi phạm thì có phải chịu kỷ luật không? Nếu có thì phải chịu hình thức kỷ luật nào?


2 hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên dự bị

Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị tiếp tục được chi bộ giáo dục, rèn luyện.

Theo đó, nếu trong thời gian dự bị, Đảng viên dự bị vi phạm kỷ luật thì vẫn phải bị xử lý. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng, Đảng viên dự bị sẽ bị kỷ luật bằng hình thức: Khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đây cũng là quy định được nêu tại khoản 4 Điều 2 Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 15/11/2017. Theo đó, tất cả Đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Dù ở cương vị nào, nếu vi phạm thì đều bị xem xét, xử lý kịp thời.

Căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục hậu quả… mà Đảng viên dự bị bị xem xét hình thức kỷ luật: Khiển trách hoặc cảnh cáo.

Như vậy, nếu Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo. Đặc biệt, nếu không đủ tư cách thì Đảng viên dự bị có thể bị xóa tên trong danh sách Đảng viên.

kỷ luật Đảng viên dự bị

Chi tiết về 2 hình thức kỷ luật Đảng viên dự bị (Ảnh minh họa)


Bị kỷ luật, Đảng viên dự bị vẫn được chuyển chính thức?

Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng, khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ sẽ xét công nhận Đảng viên chính thức từng người một và thực hiện thông qua hình thức biểu quyết như khi xét kết nạp.

Kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên trong 30 ngày làm việc. Nếu không đủ điều kiện công nhận thì phải đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền để xóa tên (theo điểm a khoản 4.2 Điều 4 Quy định 29-QĐ/TW).

Đồng thời, theo phân tích ở trên, nếu vi phạm kỷ luật, Đảng viên dự bị sẽ bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và chỉ trong trường hợp không đủ tư cách Đảng viên thì Đảng viên dự bị mới bị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên dự bị.

Bên cạnh đó, điểm 2.3 khoản 2 Điều 35 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 nêu rõ:

Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận Đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách Đảng viên thì xóa tên trong danh sách Đảng viên

Ngoài ra, cũng tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 40 Quy định 30 này, nếu Đảng viên dự bị bị Tòa án tuyên phạt tù từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên, sau khi bản án có hiệu lực thì tổ chức Đảng có thẩm quyền căn cứ vào bản án của Tòa án để quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, nếu Đảng viên dự bị chưa vi phạm đến mức bị xóa tên trong danh sách Đảng viên thì dù bị kỷ luật, Đảng viên dự bị vẫn có thể được xem xét kết nạp Đảng chính thức nếu đáp ứng các điều kiện được kết nạp ở bài viết sau đây:

>> Mẫu Đơn xin vào Đảng và điều kiện được kết nạp
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.