4 điểm mới về chính sách tinh giản biên chế từ 10/12/2020

Ngày 10/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi về chính sách tinh giản biên chế. Trong đó có 04 điểm mới đáng chú ý sau đây:


1/ Sửa đổi tượng bị tinh giản biên chế

Từ ngày 10/12/2020, một số nhóm đối tượng bị tinh giản biên chế nêu tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020 như sau:

- Sửa tiêu chí xếp loại “bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao” thành “không hoàn thành nhiệm vụ”;

- Sửa tiêu chí xếp loại “mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” thành “mức hoàn thành nhiệm vụ”;

- Bỏ trường hợp “bị phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”;

- Thêm yêu cầu với năm trước liền kề có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả trợ cấp ốm đau…

Có thể thấy, những sửa đổi, bổ sung này nhằm phù hợp với các tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức nêu tại Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019.

Xem thêm…

diem moi ve tinh gian bien che
Điểm mới về tinh giản biên chế từ 10/12/2020 (Ảnh minh họa)


2/ Điều chỉnh độ tuổi hưởng chính sách tinh giản biên chế

Ngoài việc sửa đổi đối tượng bị tinh giản biên chế, Nghị định 143/2020 còn sửa đổi, điều chỉnh độ tuổi hưởng các chính sách tinh giản biên chế gồm:

- Chính sách về hưu trước tuổi;

- Chính sách thôi việc ngay.

Cụ thể như sau:

Mục

Độ tuổi

Điều kiện BHXH

Chế độ

Sửa đổi

Trước kia

Về hưu trước tuổi

1

So với tuổi nghỉ hưu tối thiểu:

- Tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi;

- Tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi.

Nam từ đủ 50 - 53 tuổi.

Nữ từ đủ 45 - 48 tuổi.

Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Có đủ 15 năm làm việc ở nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn bao gồm cả nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

- Hưởng chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu vì nghỉ hưu trước tuổi.

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương.

2

So với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động (Từ năm 2021, nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm, nam tăng thêm 03 tháng, nữ tăng thêm 04 tháng):

- Có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi;

- Có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi.

- Nam đủ 55 - 58 tuổi;

- Nữ đủ 50 - 53 tuổi.

Có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.

- Chế độ hưu trí.

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương.

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

3

Có tuổi thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (Tuổi nghỉ hưu thấp hơn không quá 05 tuổi so với trường hợp bình thường nêu tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động).

- Nam trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi;

- Nữ trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi.

Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên:

- Đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Hoặc đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

- Chế độ hưu trí;

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

 

Chính sách thôi việc ngay

1

Tuổi tối đa thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.

- Nam dưới 53 tuổi;

- Nữ dưới 48 tuổi.

Không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi ở mục (1) ở trên.

- 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

- 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

2

Tuổi thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.

- Nam dưới 58 tuổi;

- Nữ dưới 53 tuổi.

Không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi ở mục (2) ở trên.


3/ Thay đổi điều kiện hưởng hỗ trợ khi chuyển nơi khác làm việc

Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 143, các đối tượng tinh giản biên chế nhưng không được hưởng trợ cấp khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước gồm:

- Đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc (trước đây chỉ có chuyển đổi sang doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa).

- Người có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (trước đây có đủ 52 tuổi trở lên đối với nam, đủ 47 tuổi trở lên đối với nữ), có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó có:

  • Đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (bổ sung thêm);
  • Đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

- Người có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (Trước đây là có đủ 52 tuổi trở lên đối với nam, đủ 47 tuổi trở lên đối với nữ).


4/ Kéo dài hưởng chính sách tinh giản biên chế đến 31/12/2030

Khoản 8 Nghị định 143 nêu rõ:

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2015. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.

Trong khi trước đây, Nghị định 108/2014 quy định:

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2015. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2021.

Như vậy, thay vì áp dụng các chính sách tinh giản biên chế đến hết ngày 31/12/2021 như quy định trước đây thì nay các chính sách này sẽ kéo dài đến hết năm 2030.

Trên đây là 04 điểm mới về chính sách tinh giản biên chế theo quy định mới nhất. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Tinh giản biên chế sai đối tượng, xử lý thế nào?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy người khuyết tật được hưởng chế độ gì khác so với giáo viên thông thường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về mức phụ cấp cũng như những quyền lợi, chế độ cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo quy định của pháp luật.