Tinh giản biên chế sai đối tượng, xử lý thế nào?

Mặc dù đã có quy định về các đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không ít trường hợp áp dụng sai đối tượng. Khi đó, những người bị tinh giản biên chế sai đối tượng sẽ được xử lý thế nào?


Ai thuộc diện tinh giản biên chế?

Tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách cho những đối tượng này (khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP).

Theo Điều 6 Nghị định 108 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, các đối tượng sau đây sẽ được tinh giản biên chế:

- Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp:

  • Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
  • Khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác do cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt chuẩn trình độ, có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm… thì những người này tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
  • Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý…

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức;

- Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền với phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp…

Xem thêm

Tinh giản biên chế sai đối tượng
Tinh giản biên chế sai đối tượng phải hoàn trả tiền? (Ảnh minh họa)


Sai đối tượng khi tinh giản biên chế, xử lý thế nào?

Những người thuộc diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng các chính sách về hưu trước tuổi, thôi việc, chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, nếu những người này bị tinh giản biên chế sai đối tượng thì sẽ được xử lý thế nào?

Theo Nghị định 108 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113, nếu thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng thì cả người được hưởng chính sách và cả cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người đó đều có trách nhiệm. Cụ thể:

1/ Người hưởng chính sách tinh giản biên chế:

- Phải hoàn trả số tiền đã thực nhận khi thực hiện chính sách, chế độ tinh giản biên chế trừ trường hợp đã mất (theo điểm a khoản 6 Điều 12 Nghị định 108 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 113);

- Các quyết định giải quyết tinh giản biên chế sẽ bị thu hồi (theo khoản 6 Điều 18 Nghị định 108 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 113);

- Được bố trí quay trở lại làm việc (theo khoản 6 Điều 18 Nghị định 108 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 113).

2/ Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người thực hiện tinh giản biên chế:

- Thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) dừng thanh toán chế độ BHXH cho những đối tượng này;

- Chuyển cho cơ quan BHXH số kinh phí đã chi trả cho người bị thực hiện sai chế độ tinh giản biên chế trong thời gian hưởng chế độ BHXH như lương hưu, trợ cấp BHXH…

- Chịu trách nhiệm thu hồi tiền hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho cán bộ, công chức, viên chức…

Đặc biệt, theo khoản 18 Điều 1 Nghị định 113, người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương... khi thực hiện không đúng quy định về tinh giản biên chế thì sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Như vậy, nếu cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản biên chế sai đối tượng thì có thể phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã được nhận từ chính sách tinh giản biên chế cũng như sẽ được sắp xếp quay trở lại làm việc.

Ngoài ra, độc giả có thể theo dõi thêm các thông tin khác về tinh giản biên chế tại đây:

>> 5 nội dung quan trọng về tinh giản biên chế theo Nghị định 108

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.