Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy người khuyết tật được hưởng chế độ gì khác so với giáo viên thông thường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về mức phụ cấp cũng như những quyền lợi, chế độ cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Trong đó, điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật là:

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Trong đó, giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục (khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT).

che do cho giao vien day hoc sinh khuyet tatChế độ cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật (Ảnh minh họa)

Mức phụ cấp với giáo viên dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật

Mức phụ cấp cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật được quy định tại Điều 8 Nghị định 113 năm 2015.

Theo đó, giáo viên dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng mức phụ cấp như sau:

- Nhà giáo chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Nhà giáo không chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp của giáo viên dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng

Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 113 quy định, giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cộng đồng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

“a) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b) Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c) Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d) Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ) Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e) Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g) Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.”

- Khoản 3 Điều 8 Nghị định 113 quy định, giáo viên không chuyên trách dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cộng đồng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

“a) Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b) Mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c) Mức 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d) Mức 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ) Mức 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e) Mức 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.”

Ngoài các phụ cấp trên, theo Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT, giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập còn được được hưởng các quyền:

- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.

- Được tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.

- Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập.

- Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.

Tóm lại, giáo viên dạy người khuyết tật trong trường công lập có thể được hưởng các loại phụ cấp là: phụ cấp chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Trên đây quy định về chế độ cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Từ ngày 01/01/2025, mỗi Giấy phép lái xe chỉ có 12 điểm và người dân sẽ bị trừ từ 02 - 10 điểm khi vi phạm luật giao thông. Vậy bị trừ hết điểm thì có được thi lại ngay để phục hồi điểm không? Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Việc bấm biển số lần đầu trên VNeID giúp người dân tiết kiệm được thời gian, kinh phí đi lại. Từ 01/01/2025, mọi loại xe đều có thể bấm biển số lần đầu trên ứng dụng này. Cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết chi tiết.

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Người nội trợ, bán hàng online mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Bất kì ai cũng mong muốn có nguồn thu nhập ổn định lúc về già, đặc biệt là người lao động tự do như người nội trợ, bán hàng online,... Để đạt được điều này, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện để hưởng lương hưu. Vậy những người nội trợ, bán hàng online,… có thể mua BHXH tự nguyện ở đâu?