Toàn bộ chính sách về tiền lương có hiệu lực từ 01/8/2021

Hai Thông tư quan trọng của Bộ Nội vụ sẽ có hiệu lực trong tháng 8/2021. Đó là Thông tư 02/2021/TT-BNV và Thông tư 03/2021/TT-BNV. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những nội dung đáng chú ý liên quan đến tiền lương của các Thông tư này. 

1. Xếp lương với ngạch công chức chuyên ngành hành chính

Thông tư 02 của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ ngày 01/8/2021 quy định như sau:

Các ngạch công chức chuyên ngành hành chính được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức ban hành kèm theo Nghị định 204 năm 2004.

Cụ thể:

- Ngạch Chuyên viên cao cấp áp dụng bảng lương công chức loại A3, từ hệ số lương 6,20 đến 8,00;

- Ngạch Chuyên viên chính áp dụng bảng lương công chức loại A2, từ hệ số lương 4,40 đến 6,78;

- Ngạch Chuyên viên áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;

- Ngạch Cán sự áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến 4,89;

- Ngạch Nhân viên áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến 4,06.

Công thức tính lương của công chức hiện nay là:

Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số

Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như vậy, bảng lương công chức hành chính theo Thông tư 02 như sau:  
 

bang luong chuyen nganh hanh chinh

Trường hợp công chức ngạch nhân viên thực hiện nhiệm vụ lái xe cơ quan không có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm, thì áp dụng Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204.

Bảng lương của lái xe được quy định như sau:  
 

bang luong nhan vien lai xe


Về việc chuyển xếp lương đối với công chức hành chính, Thông tư 02 quy định như sau:

- Chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ, sang ngạch công chức chuyên ngành hành chính thực hiện theo khoản 2 Mục II Thông tư 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ.

- Trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch cán sự, nhân viên thì tiếp tục xếp lương theo ngạch công chức hiện giữ trong 05 năm, tính từ ngày 01/8/2021. 

Trong 05 năm phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch mới. Khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì được xem xét bổ nhiệm vào ngạch; không đủ tiêu chuẩn thì bị tinh giản biên chế. 


2. Xếp lương đối với công chức chuyên ngành văn thư 

Cũng theo Thông tư 02 của Bộ Nội vụ, công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức ban hành kèm theo Nghị định 204. Trong đó:

- Ngạch Văn thư viên chính áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1, hệ số lương từ 4,40 - 6,78;

- Ngạch Văn thư viên áp dụng bảng lương công chức loại Al, hệ số lương từ 2,34 - 4,98;

- Ngạch Văn thư viên trung cấp áp dụng bảng lương công chức loại B, hệ số lương từ 1,86 - 4,06. 

Theo đó, bảng lương của công chức văn thư như sau:

bang luong cong chuc van thu


Riêng trường hợp công chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư viên trung cấp, thì được xếp vào bậc 2 của ngạch này (riêng trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp). 

Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch hiện giữ sang các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được thực hiện theo khoản 2 Mục II Thông tư số 02 năm 2007.

Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương công chức loại A0 theo quy định tại Nghị định số 204, khi chuyển xếp lương vào ngạch văn thư viên trung cấp thì căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định. 


3. Thay đổi chế độ nâng bậc lương của công chức, viên chức

Chế độ nâng bậc lương của công chức, viên chức sẽ có nhiều thay đổi kể từ ngày 15/8/2021 theo Thông tư 03 của Bộ Nội vụ.

Cụ thể như:

- Bổ sung thời gian đi nghĩa vụ quân sự cũng được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên

- Bổ sung thời gian tập sự, thời gian đào ngũ khi đi nghĩa vụ quân sự, thời gian thử thách trong trường hợp bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

- Thay đổi tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên: Phải được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên (trước đây hạn chế về năng lực trở lên cũng được xét nâng bậc lương)

- Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (trước đây, không hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc khi thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh). 

- Thêm một đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, là: Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204 năm 2004 của Chính phủ. 

Trên đây là toàn bộ chính sách về tiền lương có hiệu lực từ 01/8/2021. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Chính sách tiền lương năm 2021: Nhiều thay đổi do Covid-19 

 


Toàn bộ chính sách về tiền lương có hiệu lực từ 01/8/2021 (Bản Video - LuatVietnam)

Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.