Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa được lập trong quá trình giao hàng nhằm xác nhận số lượng, thời gian giao nhận hàng hóa có theo thỏa thuận hay không.
- 1. Biên bản giao nhận hàng hóa là gì?
- 2. Nội dung Biên bản giao nhận hàng hóa cần có và cách viết
- 3. Lưu ý khi lập Biên bản giao nhận hàng hóa
- 4. Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa đơn giản
- 5. Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho
- 6. Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu
- 7. Biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ
1. Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa đơn giản
CÔNG TY............. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: …….. |
......., ngày….tháng…..năm ....... |
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
Căn cứ Hợp đồng mua bán giữa ...................................................
Căn cứ Đơn đặt hàng ngày…………….của Công ty …………….
Hôm nay, ngày ……tháng …. năm ….. tại ………...………………………………., chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên nhận hàng): …………………………………………………
- Địa chỉ : ………………………………….............
- Điện thoại : ………………………
- Đại diện Ông/bà:……………………………….. Chức vụ: …………...........
BÊN B (Bên giao hàng): ............................................................................................
- Địa chỉ: …………………………………………….............
- Điện thoại: ..............................
- Đại diện Ông/bà ……………………………….. Chức vụ: …………………
Hai bên cùng nhau thống nhất số lượng giao hàng như sau:
STT |
Tên hàng |
Quy cách |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bên A xác nhận Bên B đã giao cho Bên A đúng chủng loại và đủ số lượng hàng như trên.
Hai bên đồng ý, thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A |
ĐẠI DIỆN BÊN B |
2. Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho
Đơn vị:................... |
|
Bộ phận:................ |
|
BIÊN BẢN GIAO NHẬN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO |
||
|
Ngày.....tháng.....năm ...... |
Nợ ......................... |
|
Số: ................................... |
Có ......................... |
- Họ và tên người nhận hàng: .................... Địa chỉ (bộ phận)......................
- Lý do xuất kho: ....................................................................
- Xuất tại kho (ngăn lô): ............Địa điểm .....................................
STT |
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá |
Mã số |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
|
Yêu cầu |
Thực xuất |
||||||
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
- Số chứng từ gốc kèm theo:........................................................................................
|
|
Ngày .... tháng ....năm... |
||
Người lập phiếu |
Người nhận hàng |
Thủ kho |
Kế toán trưởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) |
Giám đốc |
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
3. Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN
BÀN GIAO & NGHIỆM THU VẬT TƯ
Căn cứ theo Hợp đồng số: …………….,giữa Công ty ………….và …………., đã ký ngày … tháng … năm 20...
Hôm nay, ngày….. tháng … năm 20…, tại………………., chúng tôi gồm:
I/ BÊN NHẬN: ………………………………………………………………
(Sau đây gọi là bên A)
Địa chỉ: ………………………………………………….....…………….……
Đại diện:……………….…… Chức vụ:……………......................……….
(Ông/Bà):.............................. Chức vụ: ..................................................
(Ông/Bà):.............................. Chức vụ: ..................................................
(Ông/Bà):.............................. Chức vụ: ..................................................
II/ BÊN GIAO: ………………………………………………………………
(Sau đây gọi là bên B)
Địa chỉ: …………………………………………………………………….…
Điện thoại: …………………...Fax: ……………….....................…………
Đại diện : …………………….Chức vụ: …………....................………….
(Ông/Bà):.............................. Chức vụ: ..................................................
(Ông/Bà):.............................. Chức vụ: ..................................................
Hai bên nhất trí cùng tiến hành bàn giao, nghiệm thu hàng hóa với nội dung như sau:
III/ DANH MỤC HÀNG HÓA BÀN GIAO GỒM:
TT |
Tên hàng hóa |
ĐVT |
Qui cách đóng gói |
Hãng sản xuất/ Nước sản xuất |
Hạn sử dụng |
Số lượng |
1. |
||||||
2. |
||||||
3. |
IV/ KẾT LUẬN:
- Toàn bộ …………………nói trên mới 100%, sản xuất năm ……, còn nguyên đai nguyên kiện, đúng chủng loại, mẫu mã, quy cách đóng gói, thông số kỹ thuật như trong Hợp đồng số: …………., đã ký ngày … tháng … năm 20….
- Bên A đã nhận đủ số lượng hàng hóa mà bên B đã bàn giao theo mục III.
- Toàn bộ hàng hóa nói trên được chính thức bàn giao và nghiệm thu kể từ ngày…/…/ 20... Các bên nhất trí đồng ý ký biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.
- Biên bản này được lập thành 02 bản. Mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A |
ĐẠI DIỆN BÊN B |
4. Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG HÓA NỘI BỘ
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm 20…. Tại ……………………………., chúng tôi gồm:
– Ông/Bà: ……………………. Chức vụ: ……………………… (Bên giao)
– Ông/Bà: ……………………. Chức vụ: ……………………….(Bên nhận)
Địa điểm giao nhận tài sản: ………………………………….
Xác nhận việc giao nhận tài sản như sau:
STT |
Tên hàng |
Quy cách/ chủng loại |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
|||||
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Hai bên đồng ý, thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO |
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN |
=>> Tìm hiểu thêm: Các mẫu biên bản bàn giao khác
5. Giải thích Biên bản giao nhận hàng hóa là gì?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, giữa các bên có thể phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Để hoạt động kinh doanh của mình thoát khỏi những rủi ro thì trong các doanh nghiệp cần phải có một vài biểu mẫu cơ bản để thường xuyên sử dụng. Trong đó có những biểu mẫu rất quan trọng đó là biên bản giao nhận, bàn giao hàng hóa.
Biên bản giao nhận hàng hóa là văn bản giữa 02 hoặc nhiều bên thể hiện việc một bên đã giao hàng, và một bên đã nhận hàng trên thực tế. Văn bản này được lập căn cứ theo sự thỏa thuận của hai bên trước đó.có thể là tỏa thuận miệng, có thể là ký hợp đồng...
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về Biên bàn giao nhận hàng hóa. Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp, cá nhân có thể tự lập mẫu văn bản phù hợp với mình. Tuy nhiên, Biên bản giao nhận hàng hóa thường có những nội dung chính như sau:
- Thông tin của bên bán hàng, bên nhận hàng (và bên giao hàng nếu có);
- Ngày, tháng, năm thực hiện giao hàng
- Nội dung hàng hóa bàn giao, số lượng, đơn giá, chủng loại,…- Ký tên xác nhận, đóng dấu của hai bên.
6. Nội dung Biên bản giao nhận hàng hóa cần có và cách viết
Hiện nay, pháp luật không yêu cầu Biên bản giao nhận hàng hóa bắt buộc phải theo mẫu quy định nào. Tuy nhiên, để đảm bảo đầy đủ thông tin, tránh xảy ra tranh chấp, Biên bản giao nhận hàng hóa thông thường cần có những nội dung sau:
- Tên đơn vị mua và đơn vị bán hàng hóa; địa chỉ, điện thoại, người giao hàng, người nhận hàng;
- Ngày, tháng, năm thực hiện giao hàng hóa;
+ Nội dung hàng hóa bàn giao, số lượng, chủng loại,…
+ Ký tên xác nhận của hai bên.Biên bản giao nhận hàng hóa thường được trình bày như sau:
– Đầu tiên: Bên trái là tên công ty, bên phải sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Dưới tên công ty và quốc hiệu, tiêu ngữ là dòng chữ: “BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG HÓA” được căn giữa;
– Căn cứ đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc căn cứ thỏa thuận...;
– Ngày, tháng, năm lập biên bản giao nhận hàng hóa hoặc ngày, tháng, năm giao nhận hàng hóa;
– Thông tin của cá nhân giao hàng và nhận hàng;
– Thông tin hàng hóa được giao nhận: Phần này càng chi tiết càng tốt;
– Chữ ký xác nhận của các bên, có thể đóng dấu.
7. Lưu ý khi lập Biên bản giao nhận hàng hóa
Để Biên bản giao nhận hàng hóa chính xác, là căn cứ chứng minh để không xảy ra tranh chấp sau này, khi lập biên bản giao nhận hàng hóa, người lập cần lưu ý những điều sau:
– Thông tin của bên bán và bên mua phải đấy đủ và chính xác: Không được nhầm lẫn vì rất dễ xảy ra tranh chấp;
– Biên bản giao nhận hàng hóa cần căn cứ vào một Hợp đồng hoặc Đơn đặt hàng khác để làm căn cứ giao nhận;
– Cần có chữ ký, đóng dấu của cả 02 bên để thể hiện sự đồng tình của cả 02. Đặc biệt là bên nhận hàng, nếu không biên bản này sẽ không thể chứng minh được sự kiện giao hàng đã xảy ra.
– Biên bản giao nhận hàng hóa cần được lập thành ít nhất 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.