Lương hưu sẽ thay đổi như thế nào từ năm 2020?

Năm 2020 được xem là cột mốc đáng chú ý của chính sách bảo hiểm xã hội khi có khá nhiều thay đổi tác động đến hầu hết những người tham gia. Và phần lớn những thay đổi đó đều liên quan đến chế độ hưu trí.

Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, dù tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện thì lương hưu của một người đều được xác định theo công thức:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu

x

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.

Vấn đề đặt ra, mức lương hưu này lại phụ thuộc vào đối tượng hưởng là nam hay là nữ, cũng như thời điểm bắt đầu hưởng.

Chính vì vậy, năm 2020 với những thay đổi dưới đây thì chắc chắn lương hưu cũng sẽ thay đổi:

1. Tăng số năm đóng bảo hiểm làm căn cứ xác định tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam

Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 2 Điều 56 và điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội.

Quy định này nêu rõ, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% phải là 18 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%.

Ví dụ: Năm 2020, ông A có 30 năm đóng BHXH và đã đến tuổi nghỉ hưu. Mức lương hưu hàng tháng của ông A được tính như sau: 18 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm còn lại x 2% = 24%. Như vậy, ông A được hưởng 69% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Trong khi trước đây, nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì số năm đóng BHXH là 16 năm, năm 2019 là 17 năm.

Đối với lao động nữ, cách tính lương hưu không có gì thay đổi vào năm tới.

Lương hưu năm 2020 có gì thay đổi

Lương hưu năm 2020 có gì thay đổi? (Ảnh minh họa)

2. Tăng tuổi hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động

Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội.

Sự thay đổi này ảnh hưởng tới cả lao động nam và lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Cụ thể, từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên, từ năm 2020, nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu.

Xem thêm: Nghỉ hưu trước tuổi cho người lao động - Toàn bộ thông tin cần biết

3. Thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Căn cứ pháp lý: Điểm e khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội.

Đáng chú ý, chỉ áp dụng với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này mà không áp dụng với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Theo đó, nếu người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

(Giai đoạn trước, tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính theo 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu).

4. Tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng

Với lương cơ sở, theo lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW, lương cơ sở năm 2020 sẽ tiếp tục tăng, đảm bảo không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Với lương tối thiểu vùng, theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng 5,5% (từ 150.000 - 240.000 đồng) so với năm 2019.

Và như vậy, nếu được thông qua, việc tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia (mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 tháng lương cơ sở).

Đồng thời, cùng với quy định "Chính phủ điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội" (theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội) thì đồng nghĩa với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là tiền đề cho việc tăng mức lương hưu hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước.

>> Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Sổ bảo hiểm xã hội bao lâu nay đã quá quen thuộc với người lao động, là cuốn sổ ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, cũng là “bằng chứng” để họ được hưởng mọi chế độ theo quy định. Thế nhưng, có thể cuốn sổ này sắp tới sẽ không còn tồn tại.