Khi nào người lao động không được hưởng chế độ ốm đau?

Trong một số trường hợp mặc dù người lao động bị ốm đau, tai nạn nhưng sẽ không được hưởng chế độ ốm đau vì nguyên nhân là do say rượu, sử dụng ma túy hoặc tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm.


Khi nào không được hưởng chế độ ốm đau?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau:

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, nếu người lao động thuộc một trong những trường hợp trên thì không được hưởng chế độ ốm đau.

không được hưởng chế độ ốm đau3 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau (Ảnh minh họa)

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

* Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau

Theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người được hưởng chế độ ốm đau gồm 02 nhóm đối tượng sau:

Nhóm 1: Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Nhóm 2: Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Lưu ý: Chỉ người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới được hưởng chế độ ốm đau, người lao động theo các loại hợp đồng khác không được hưởng.

* Trường hợp được hưởng chế độ ốm đau

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong hai trường hợp trên.

Trên đây 3 trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau và đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định mới nhất. Để biết mức hưởng chế độ ốm đau là bao nhiêu, người lao động hãy xem tại: Mức hưởng chế độ ốm đau năm 2020.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?