Bị thanh tra bảo hiểm thai sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Đối với những trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì cơ quan BHXH thường có quyết định kiểm tra, xác minh lại để tránh trục lợi BHXH.

Công ty bị thanh tra về BHXH trong trường hợp nào?

Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật BHXH số 58/2014/QH13 là:

Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thực tế, có nhiều người lao động gửi đóng BHXH, nâng cao mức đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản hay một số công ty ký hợp đồng lao động với người lao động mang thai nhưng không làm việc để hưởng chế độ thai sản.

Và để ngăn chặn tình trạng trên, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012, Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013, Công văn số 1973/BHXH-CSXH ngày 27/5/2017 chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp có thời gian tham gia BHXH từ 06 tháng - 08 tháng mà sinh con

Do vậy, các trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ 06 tháng - 08 tháng mà sinh con hoặc báo tăng, giảm lao động không bình thường thì khi công ty nộp hồ sơ tới BHXH sẽ rất dễ bị thanh tra BHXH do nghi ngờ trục lợi BHXH.

thanh tra bảo hiểm thai sản

Bị thanh tra bảo hiểm thai sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? (Ảnh minh họa)

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị thanh tra chế độ thai sản?

Khi bị thanh tra BHXH, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thể hiện rõ người lao động có làm việc tại đây đúng với dữ liệu đã cung cấp với cơ quan BHXH qua hồ sơ. Theo đó, cần chuẩn bị:

1. Hợp đồng lao động

2. Hồ sơ cá nhân của toàn bộ lao động trong công ty (Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, văn bằng chứng chỉ …)

3. Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương

4. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của công ty

5. Hệ thống thang lương, bảng lương

6. Trường hợp người lao động không tham gia đóng BHXH cần bổ sung hồ sơ chứng minh người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH như:

- Sổ BHXH/Thẻ BHYT chứng minh người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị khác;

- Quyết định nghỉ hưu/Sổ hưu/Thẻ BHYT cho người lao động đang nghỉ hưu/trợ cấp mất sức lao động;

- Người lao động đang nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau…

Ngoài ra, đối với trường hợp xác minh để thanh toán tiền hưởng trợ cấp thai sản thì cần thêm:

- Sổ BHXH và giấy khai sinh con của lao động thai sản;

- Nếu sau thai sản nghỉ chấm dứt hợp đồng lao động phải có quyết định chấm dứt hợp đồng kèm theo…

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Ốm đau là một trong những chế độ thuộc bảo hiểm xã hội. Khi người lao động ốm đau nhập viện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Vậy khi nào người bệnh được xuất viện và người bệnh cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm trong thời gian nằm viện?