Người lao động được hưởng chế độ ốm đau như thế nào?

Trong một năm làm việc, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ chế độ ốm đau tối đa 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm. Mức hưởng chế độ ốm đau là 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ…

Theo quy định tại Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, trong đó quyền được nghỉ theo chế độ, nghỉ do ốm đau.

Liên quan đến trường hợp lao động không may bị ốm đau, pháp luật hiện hành có những quy định như thế nào? Đối tượng nào được hưởng chế độ ốm đau? Người lao động được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?

Xem thêm: Bộ luật Lao động: 10 Điều người lao động phải biết

Người lao động được hưởng chế độ ốm đau như thế nào?

Người lao động được hưởng chế độ ốm đau như thế nào? (Ảnh minh họa)

Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng được hưởng chế độ ốm đau gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng - dưới 12 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức…

Điều kiện được hưởng chế độ ốm đau

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện được hưởng chế độ ốm đau là người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền; Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm.

Xem thêm: Nghỉ nửa ngày đi khám có được hưởng tiền BHXH?

Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Cũng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong một năm, người lao động được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa là 30 ngày áp dụng cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường và đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm - dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đóng đủ từ 15 năm - dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng đủ 30 năm trở lên.

Trong trường hợp, người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế thì được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định vừa nêu mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Người lao động được hưởng chế độ ốm đau như thế nào?

Thời gian hưởng chế độ ốm đau tùy thuộc vào từng đối tượng lao động, loại bệnh... (Ảnh minh họa)

Mức hưởng chế độ ốm đau

Người lao động khi ốm đau, được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng như sau: 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Đối với trường hợp người lao động đã hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị đối với bệnh cần chữa trị dài ngày thì mức hưởng bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm; 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

Ngoài ra, theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.



LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông

Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông

Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông

Để làm hộ chiếu phổ thông, công dân có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ theo quy định nộp đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú. Lệ phí làm hộ chiếu là 200.000 đồng.

Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?

Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?

Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?

Những ngày qua, mạng xã hội facebook xuất hiện 1 đoạn video clip về sự việc một chiến sĩ CSGT nói bằng lái xe quốc tế theo Công ước Viên “vô giá trị tại Việt Nam”. Vậy căn cứ theo pháp luật Việt Nam, giấy phép lái xe quốc tế (gọi tắt là IDP) có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?