Chế độ nghỉ khi con ốm năm 2021

Chế độ ốm đau không chỉ dành riêng cho người lao động mà còn hỗ trợ người lao động khi con ốm đau. Pháp luật hiện hành quy định điều kiện nào để được hưởng chế độ này và mức hưởng ra sao?

Cứ con ốm, cha mẹ sẽ được hưởng chế độ?

Theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được hưởng chế độ ốm đau là người:

  • Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn, không có thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 - 12 tháng;
  • Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 - 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
  • Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.

Với quy định này có thể thấy, không phải bất cứ ai tham gia BHXH cũng được hưởng chế độ ốm đau, mà chỉ những đối tượng nêu trên mới được hưởng chế độ này.

Điều kiện hưởng chế độ khi con ốm

Cũng theo Luật này, Điều 25 nêu rõ điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động khi con ốm như sau:

  • Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau;
  • Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người lao động sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.

Chế độ khi con ốm 2020

Chế độ khi con ốm 2020 (Ảnh minh họa)

Thời gian nghỉ chăm con ốm

Theo quy định tại Điều 27 của Luật này, trường hợp đủ điều kiện, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau với thời gian:

  • Tối đa 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi;
  • Tối đa 15 ngày nếu con từ đủ 03 - 07 tuổi.

Lưu ý:

  • Thời gian này là thời gian tối đa trong 01 năm cho mỗi con và tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
  • Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người được thực hiện theo quy định nêu trên.

Ví dụ: Hai vợ chồng chị A đều tham gia BHXH bắt buộc, có con trai 05 tuổi bị ốm phải nằm viện điều trị bệnh từ ngày 07/3/2020 đến ngày 11/3/2020. Trong thời gian con phải nằm viện điều trị bệnh, cả hai vợ chồng chị A đều nghỉ việc để chăm sóc con.

Trong trường hợp này, cả hai vợ chồng chị A đều được giải quyết hưởng chế độ con ốm đau với thời gian là 05 ngày.

Mức hưởng chế độ ốm đau

Liên quan đến mức trợ cấp trong thời gian nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành có nêu:

Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Do đó, tổng số tiền chế độ ốm đau mà cha mẹ được hưởng mỗi lần con ốm đau được tính như sau:

Tiền trợ cấp

=

75%

x

Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

Lưu ý: Số ngày nghỉ không vượt quá số ngày tối đa theo quy định.

Thủ tục hưởng chế độ

Căn cứ Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau gồm:

  • Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với con của người lao động nếu điều trị nội trú;
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu con của người lao động điều trị ngoại trú;
  • Giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài;
  • Danh sách theo mẫu 01B-HSB (bản chính) do đơn vị sử dụng lao động lập.

Xem chi tiết hồ sơ hưởng chế độ ốm đau tại đây.

Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH để được giải quyết.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan đến chế độ khi con ốm. Người lao động nên nắm rõ để có thời gian chăm sóc con cũng như nhận được sự hỗ trợ từ chế độ này.

>> Thuê người chăm con ốm có được tiền bảo hiểm?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?