Đã nhận trợ cấp thất nghiệp có được hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

Như đã biết, tiền hỗ trợ cho người lao động theo Nghị quyết 116/NQ-CP được lấy từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Vậy trường hợp đã nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 nữa không?


Ai được nhận tiền hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp?

Mục 1a Phần II của Nghị quyết 116/NQ-CP đã quy định cụ thể các đối tượng được hưởng hỗ trợ từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

a) Đối tượng áp dụng

- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Theo đó, sẽ có 2 nhóm đối tượng được hưởng tiền hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ, đó là:

Nhóm 1: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021.

Lưu ý: Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên không được nhận hỗ trợ.

Nhóm 2: Người lao động đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng.

Người lao động thuộc nhóm này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1 - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong thời gian từ 01/01/2020 đến hết 30/9/2021.

2 - Có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định.

3 - Không thuộc trường hợp đang hưởng lương hưu. 

da nhan tro cap that nghiep co duoc ho tro theo nghi quyet 116


Đã nhận trợ cấp thất nghiệp có được hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

Như đã phân tích, người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm thất được bảo lưu thì mới được xem xét hưởng tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116. Đồng nghĩa rằng, người lao động còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa tính hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được nhận hỗ trợ.

Nhiều người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thường sẽ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn tài chính trước mắt.

Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, trợ cấp thất nghiệp được chi trả hằng tháng cho người lao động với thời gian hưởng được tính dựa trên tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng: Tính hưởng 03 tháng trợ cấp.

- Đóng đủ thêm 12 tháng: Tính hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.

- Thời gian hưởng tối đa: 12 tháng.

Nếu đã hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ bị trừ tương ứng với mỗi tháng đã hưởng là 12 tháng đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, theo Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động đã từng hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu thời đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa hưởng hết trong các trường hợp sau:

1 - Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có tháng lẻ.

Số tháng lẻ này của người lao động sẽ được bảo lưu để tính hưởng cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện.

2 - Không đến nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp.

Thời gian đóng bảo hiểm được bảo lưu được xác định bằng tổng thời gian đã đóng bảo hiểm trừ đi thời gian đóng bảo hiểm đã hưởng trợ cấp. Thời gian này sẽ được cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo.

3 - Đang hường trợ cấp thì bị chấm dứt hưởng trợ cấp do:

+ Tìm được việc làm;

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tòa án tuyên bố mất tích;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Do đó, nếu thuộc các trường hợp nói trên, dù đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đây thì những người lao động vẫn có cơ hội được hưởng tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP.

Ví dụ: Ông A có 47 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp (tương đương với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), còn 11 tháng lẻ đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông A tính từ ngày 20/02/2021 đến ngày 19/5/2021.

Tuy nhiên, đến ngày 19/8/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) ông A vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng thứ ba.

Như vậy, ông A còn 01 tháng chưa được nhận trợ cấp. Theo đó, lần hưởng này, ông A được bảo lưu 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông A được bảo lưu là 23 tháng. Với việc còn thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp nên dù đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó, ông A cũng được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116.  

da nhan tro cap that nghiep co duoc ho tro theo nghi quyet 116

Đã lãnh tiền thất nghiệp, có được hưởng tiếp gói hỗ trợ? (Ảnh minh họa)


Đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được hưởng thêm tiền hỗ trợ?

Như đã đề cập, tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 chỉ áp dụng đối với người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động mà có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.

Trong khi đó, nếu đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm của người lao động thường sẽ được tính để hưởng trợ cấp chứ không được bảo lưu.

Tuy nhiên vẫn có duy nhất 01 trường hợp người lao động được bảo lưu dù đang hưởng trợ cấp được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH:

c) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Theo đó, số tháng lẻ được bảo lưu sẽ được ghi nhận vào sổ bảo hiểm xã hội và ghi nhận trên chính quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Với trường hợp này, người lao động có thời gian lẻ chưa đủ 12 tháng hoặc thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vượt quá 12 năm thì số tháng lẻ và thời gian vượt quá đó sẽ được bảo lưu.

Với việc có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, người lao động hoàn toàn có cơ sở để được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng có thể được hưởng hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề đã nhận trợ cấp thất nghiệp có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 hay không. Mọi thắc mắc liên quan đến khoản hỗ trợ này sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 1900.6192.

>> Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

>> Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

>> Chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp từ theo Nghị quyết 116
Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?