Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Các thông tin về chính sách hỗ trợ người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Dưới đây, LuatVietnam sẽ giúp người lao động biết cách kiểm tra mức tiền hỗ trợ mà mình được nhận.

Kiểm tra mức hưởng từ Ứng dụng VssID

VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Rất nhiều tiện ích liên quan đến các chế độ bảo hiểm, gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, đã được tích hợp trên ứng dụng này.

Để biết mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116, người lao động có thể căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thể hiện trong VssID.

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID (nếu chưa có tài khoản, vui lòng xem cách cài đặt tại đây).

Bước 2: Bấm vào phần “Quá trình tham gia” 

Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Bước 3: Bấm vào mục “BHTN” (tức bảo hiểm thất nghiệp) 

Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Tại đây sẽ hiển thị thông tin thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Như trường hợp của người lao động trên là 08 năm 02 tháng, tức là 98 tháng (08 năm tương đương 96 tháng).

Mức hưởng tiền hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết 116 như sau:

Mức

Thời gian đóng BHTN

Mức hỗ trợ (đồng/người)

1

Dưới 12 tháng

1.800.000

2

Từ đủ 12 tháng - dưới 60 tháng

2.100.000

3

Từ đủ 60 tháng - dưới 84 tháng

2.400.000

4

Từ đủ 84 tháng - dưới 108 tháng

2.650.000

5

Từ đủ 108 tháng - dưới 132 tháng

2.900.000

6

Từ đủ 132 tháng

3.300.000

Đối chiếu với bảng trên, người lao động này được hưởng ở mức 4, tức là 2.650.000 đồng.


Ai đi làm công ty đều được nhận tiền hỗ trợ?

Nghị quyết 116 quy định rõ 02 đối tượng người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, gồm:

- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Tức là, tất cả người lao động đang đi làm, có hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong các doanh nghiệp đều được hưởng khoản trợ cấp này. Trường hợp tham gia bảo hiểm thất nghiệp một vài tháng (dưới 12 tháng) cũng đều nhận được hỗ trợ ở mức 1, tức 1.800.000 đồng/người.

- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng) trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.

Tức là, người lao động đã nghỉ việc từ đầu năm 2020 đến 30/9/2021, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ.

Trên đây là cách kiểm tra mức tiền được nhận từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP và giải thích rõ hơn về các trường hợp được nhận. Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan đến chính sách này, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>>
Chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp từ 01/10/2021

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.