Vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội được hỗ trợ toàn bộ lãi suất

(LuatVietnam) Theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 14/2009/TT-NHNN ngày 16/7/2009, toàn bộ khách hàng vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo cơ chế cho vay hiện hành được hỗ trợ lãi suất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của khách hành tại Ngân hàng Chính sách xã hội được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2009 đến hết ngày 31/12/2009. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng áp dụng đối với từng khoản vay trong hạn, được tính từ ngày giải ngân đến 31/12/2011. Không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian khoản vay bị quá hạn trả nợ, gia hạn nợ và khoảng thời hạn vay thực tế vượt quá 24 tháng.

Thông tư cũng quy định mức lãi suất hỗ trợ, cụ thể như sau: đối với những khoản vay có lãi suất cho vay đang thực hiện lớn hơn 4%/năm, mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế; đối với những khoản vay có lãi suất cho vay đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/năm, mức lãi suất hỗ trợ là toàn bộ lãi suất tiền vay tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế (lãi suất cho vay là 0%/năm).

Khách hàng vay có khoản vay được hỗ trợ lãi suất phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nếu sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì không được hỗ trợ lãi suất, phải hoàn trả cho Ngân hàng Chính sách xã hội số lãi tiền vay được hỗ trợ trước đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/5/2009. 

 

  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người có Giấy phép lái xe (GPLX)  bị trừ hết điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe được ban hành ngày 12/11/2024.

Hướng dẫn chi tiết về thủ tục thi hành án dân sự

Hướng dẫn chi tiết về thủ tục thi hành án dân sự

Hướng dẫn chi tiết về thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 13/7/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. Theo hướng dẫn tại Nghị định này, đơn yêu cầu thi hành án phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự. Việc cấp hoặc gửi bằng đường bưu điện giấy biên nhận cho người nộp đơn phải được thực hiện ngay sau khi nhận được đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, nếu có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi văn bản thông báo cho đương sự biết về việc từ chối nhận đơn và nêu rõ lý do.

Hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động

Hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động

Hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động

Ngày 14/7/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động. Thông tư này quy định nội dung thu thập thông tin, ghi chép sổ, xử lý và báo cáo thông tin cung, cầu lao động trên phạm vi cả nước; áp dụng đối với ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động - thương binh và xã hội địa phương...

Thúc đẩy hỗ trợ trực tiếp các mặt hàng và hợp đồng xuất khẩu lớn

Thúc đẩy hỗ trợ trực tiếp các mặt hàng và hợp đồng xuất khẩu lớn

Thúc đẩy hỗ trợ trực tiếp các mặt hàng và hợp đồng xuất khẩu lớn

Đó là một trong những nội dung nêu tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 10/7/2009 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 6/2009. Tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp, chính sách đã đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, trong đó tập trung chỉ đạo tiếp tục rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc quyết liệt nhằm thực hiện tốt các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.