Hỗ trợ lãi suất đến 4%/năm khi vay vốn tại VDB

Hỗ trợ lãi suất đến 4%/năm khi vay vốn tại VDB
(LuatVietnam) Ngày 16/9/2010 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 18/2010/TT-NHNN quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 01/4/2009 mà được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2009 đến 31/12/2009 tại VDB bao gồm: Các khoản cho vay theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước trước ngày 19/10/2008; Các khoản cho vay theo danh mục vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP; Các khoản cho vay dự án đầu tư ra nước ngoài, dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thanh toán chi phí đền bù, di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La; … Các khoản cho vay được giải ngân để phục vụ cho các dự án vay vốn được cơ quan có thẩm quyền và VDB phê duyệt gồm: Thanh toán và tạm ứng chi phí của dự án vay vốn, hoàn trả vốn tự có mà khách hàng đã tạm ứng để chi trả cho dự án vay vốn…

Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ ngày giải ngân đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 01/4/2009 mà được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2009 đến 31/12/2009. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2009 đến 31/12/2009. Thông tư cũng quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng vay được cầm cố, bảo lãnh bằng giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm và các hình thức bằng tiền khác cũng như quy trình và trách nhiệm của khách hàng vay.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối với VDB tại Thông tư số 24/2009/TT-NHNN ngày 14/12/2009 hết hiệu lực thi hành. Các khoản cho vay phát sinh từ ngày 01/4/2009 thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Thông tư này mà chưa áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất thì VDB thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật và Thông tư này kể từ ngày phát sinh khoản vay.

  • LuậtViệtnam
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Ngày 08/09/2010, Bộ Thông tin Truyền thông ban hành Thông tư 21/2010/TT-BTTTT Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án. Theo đó, trường hợp đầu tư nâng cấp, mở rộng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện có (bao gồm cả việc đầu tư mới các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin thuộc hệ thống đã có) sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có mức vốn dưới 03 tỷ đồng, bao gồm: Phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ; mua sắm, nâng cấp, lắp đặt, cài đặt thiết bị công nghệ thông tin (phần mạng, phần cứng, phần mềm thương mại) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có tổng giá trị trên 100 triệu đồng...

Chế độ tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước

Chế độ tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước

Chế độ tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước

Ngày 14/9/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (công ty). Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; thành viên chuyên trách, thành viên không chuyên trách hội đồng thành viên (đối với công ty tổ chức theo mô hình hội đồng thành viên) hoặc chủ tịch công ty chuyên trách...

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Kể từ ngày 01/10/2010, các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam đối với phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCT ngày 11/9/2010 của Bộ Công thương. Đối với những lô hàng phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh tạm nhập để tái xuất hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam có vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải trước ngày 15/9/2010 và về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày 01/10/2010, thương nhân được thực hiện thủ tục tạm nhập để tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam tại cơ quan hải quan, không phải xin phép Bộ Công Thương...

Cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh dược và mỹ phẩm

Cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh dược và mỹ phẩm

Cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh dược và mỹ phẩm

Ngày 07/9/2010 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 38/2010/TT-BYT hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm. Theo đó việc kiểm tra các cơ sản sản xuất (kinh doanh) thuốc, mỹ phẩm phải được thực hiện hàng năm. Nội dung kiểm tra bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (kinh doanh) thuốc, mỹ phẩm; việc thực hiện các quy định về nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” (hoặc việc thực hiện các quy định về quản lý mỹ phẩm);…