TP. HCM hướng dẫn toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà

Ngày 17/8/2021, Sở Y tế TP. HCM có Công văn 5718/SYT-NVY cập nhật hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 (phiên bản 1.3).

Theo đó, một trong sáu hoạt động chăm sóc sức khỏe F0 cách ly tại nhà được nêu tại Công văn này là hướng dẫn sử dụng toa thuốc điều trị tại nhà.

Cụ thể, các thuốc điều trị tại nhà gồm thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng như các loại vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, thuốc y học cổ truyền, thuốc kháng vi rút, thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.

TP.HCM huong dan toa thuoc dieu tri covid-19 tai nha
TP. HCM hướng dẫn toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà (Ảnh minh họa)

Trong đó:

- Molnupiravir 400mg: Uống ngày 02 lần: Sáng 01 viên, chiều 01 viên, uống 05 ngày liên tục. Đây là thuốc có kiểm soát, được cung cấp theo chương trình của Bộ Y tế.

- Paracetamol 500mg: Uống 01 viên khi sốt trên 38°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

- Các loại vitamin như đa sinh tố, vitamin C: Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên.

- Thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống chỉ áp dụng với người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp như khó thở hoặc/và nhịp thở trên 20 lần/phút… và chưa liên hệ được nhân viên y tế. Trong đó:

  • Thuốc kháng viêm gồm: Dexamethasone 0,5mg: Uống ngày 01 lần, sáng 12 viên sau khi ăn  (tương đương 06 mg/ngày). Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể uống Methylprednisolone 16mg ngày hai lần, sáng 01 viên, chiều 01 viên sau khi ăn hoặc Prednisolone 5mg ngày 01 lần vào buổi sáng 08 viên sau khi ăn (tương đương 40 mg/ngày).
  • Thuốc kháng đông: Rivaroxaban ngày 01 lần 01 viên vào buổi sáng hoặc Apixaban 2,5mg, uống ngày 02 lần sáng 01 viên, chiều 01 viên hoặc Dabigatran 110 mg, uống ngày 02 lần, sáng 01 viên, chiều 01 viên.

Lưu ý:

- Toa thuốc nêu trên dùng cho người từ 18 tuổi trở lên.

- Riêng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống chỉ sử dụng tối đa 07 ngày và không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu, các bệnh lý dễ gây chảy máu.

Đặc biệt: Người bệnh đang điều trị bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng toa thuốc này.

Nếu còn thắc mắc, độc giả liên hệ 1900.6192.

Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục