Thuế xuất nhập khẩu: Nhiều thay đổi phù hợp với cam kết quốc tế

Thuế xuất nhập khẩu: Nhiều thay đổi phù hợp với cam kết quốc tếKhi xem xét dự thảo Luật thuế xuất, nhập khẩu sửa đổi, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ nhất trí cao với giải trình của Chính phủ về nhu cầu bức thiết phải điều chỉnh luật này cho phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và đảm bảo tính minh bạch trong đàm phán gia nhập WTO.

 

Theo Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng, bất cập trước hết trong lĩnh vực này là giá tính thuế nhập khẩu. Quy định của Luật hiện hành về cơ sở xác định giá tính thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu là giá mua, bán tại cửa khẩu theo hợp đồng đã không còn phù hợp nữa, hạn chế khả năng cạnh tranh, thiếu minh bạch và không phù hợp với chuẩn mực quốc tế. 

 

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết đa phương và song phương, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, đòi hỏi phải điều chỉnh cơ chế xác định giá tính thuế theo phương pháp tính của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Từ tháng 6/2002, Chính phủ đã ban hành quy định về việc xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của hiệp định này nhưng việc triển khai chưa đồng bộ và gặp nhiều khó khăn. Do vậy, Luật thuế xuất, nhập khẩu sửa đổi lần này quy định cơ sở định giá tính thuế mới, thể hiện tính chủ động tích cực của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.

 

Về ưu đãi thuế nhập khẩu, mặc dù các văn bản luật hiện hành đã quy định cụ thể nhưng thiếu thống nhất và còn tồn tại sự thiếu bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó, donh nghiệp trong nước kém ưu đãi về thuế nhập khẩu hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đi trái nguyên tắc của WTO và chưa phù hợp với chủ trương phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất trong nước. Vì vậy, Luật thuế xuất, nhập khẩu được sửa đổi theo hướng thống nhất các quy định ưu đãi, tiếp tục thu hút đầu tư, bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn; giảm dần và đi đến xoá bỏ chính sách xã hội trong chính sách thuế xuất, nhập khẩu.

 

Riêng về đối tượng được miễn thuế nhập khẩu, dự luật sửa đổi lần này bổ sung hàng hoá viện trợ không hoàn lại, hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng nhập từ nước ngoài để sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá lưu thông giữa các khu phi thuế quan.

 

Để tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán gia nhập WTO, luật sửa đổi cũng quy định các khái niệm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử và thuế tự vệ để thay cho cụm từ "thuế bổ sung" của luật hiện hành.

 

Ngoài ra, việc sửa đổi Luật thuế xuất, nhập khẩu lần này còn bao gồm các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại cho phù hợp với công ước Kyoto mà Việt Nam đã tham gia; điều chỉnh nhiều điều khoản cho thống nhất với Luật hải quan, Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản luật khác.

 

Trong phiên thảo luận về dự luật này sáng qua, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đánh giá cao việc bổ sung quy định cho phép Bộ trưởng Tài chính thẩm quyền quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào quy định của Chính phủ. Điều này sẽ làm tăng tính năng động, chủ động của các bộ ngành và nâng cao hiệu quả điều hành của Chính phủ.

 

(Theo TTXVN)

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định 1075/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Quốc hội xem xét, thẩm tra dự án Luật Phòng chống tham nhũng

Quốc hội xem xét, thẩm tra dự án Luật Phòng chống tham nhũng

Quốc hội xem xét, thẩm tra dự án Luật Phòng chống tham nhũng

Hôm nay, 30/5, dự án Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình ra Quốc hội. Sau đây là cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Thanh, Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ), thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập dự án Luật Phòng chống tham nhũng, chung quanh nội dung dự luật trên.