Thuế xuất nhập khẩu là gì? Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?

Thuế xuất nhập khẩu là một trong những sắc thuế quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Vậy, thuế xuất nhập khẩu là gì? Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?


1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Mặc dù hiện nay pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, các văn bản này chưa quy định hay giải thích thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì.

Tùy góc độ tiếp cận khác nhau mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quan niệm khác nhau, cụ thể:

Góc độ kinh tế: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một khoản tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật khi tổ chức, cá nhân này có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới quốc gia.

Góc độ pháp lý: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là quan hệ pháp lý phát sinh giữa một bên nhà người thu thuế (Nhà nước) và một bên là người nộp thuế (tổ chức, cá nhân), trong quan hệ này các bên có nghĩa vụ pháp lý đối với nhau trong quá trình thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (người nộp thuế phải nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật).

2. Đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu

Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản này là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Lưu ý: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại..

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

thue xuat nhap khau la gi

3. Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm:

- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

  • Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế.
  • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế.
  • Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp.
  • Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết giúp giải đáp câu hỏi: Thuế xuất nhập khẩu là gì, đối tượng chịu thuế và người chịu thuế xuất, nhập khẩu. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 .

Vui lòng xem bản dịch tiếng Anh tại đây.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.