Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi)Luật Thương mại ''bỏ rơi'' người bán hàng rong?

 

Các đại biểu Quốc hội chiều Thứ bảy (7/5) đã cùng nhau ''mổ xẻ'' về dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi).

Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) nhật xét: ''Tôi cảm thấy dự luật này như sách giáo khoa hay một tài liệu về thương mại. Luật thiếu chính sách thương mại cũng như tiếp cận những yêu cầu bức xúc của cuộc sống liên quan đến thương mại''.

Ông dẫn chứng, rằng Luật Thương mại chưa quan tâm đến tình trạng xuất khẩu thô là chủ yếu hiện nay, đến việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề...

Ông Ngoạn cũng đề nghị bỏ nguyên tắc áp dụng thói quen (quy tắc xử sự rõ ràng, hình thành và được lặp đi lặp lại trong thời gian dài, được các bên thừa nhận trong hoạt động thương mại) mà thay vào đó là nguyên tắc cạnh tranh. Còn theo Chủ tịch HĐQT PetroVietnam Phạm Quang Dự (ĐB Bà Rịa - Vũng Tàu), nên thay bằng nguyên tắc tin cậy lẫn nhau. ''Buôn bán trong dân gian chữ tín được đặt hàng đầu'', ông nói.

Xung quanh hai chữ ''thương nhân'' cũng được các đại biểu thảo luận sôi nổi. ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng, thương nhân như dự luật giải thích chỉ là tổ chức, nhưng trên thực tế vẫn có cá nhân đăng ký làm thương mại. Ông tỏ ý không bằng lòng khi dùng hai chữ ''thương nhân'' trong khi từ điển Tiếng Việt và dân gian hiểu ''thương nhân'' là buôn bán, mà dự luật không điều chỉnh những người buôn bán nhỏ.

''Người bán buôn bán nhỏ rất đông, là mạng lưới thương mại quan trọng, Luật Thương mại không coi là thương nhân, không điều chỉnh thì văn bản nào điều chỉnh?'', ĐB Phạm Quang Dự băn khoăn.

Không đồng tình, ĐB Nguyễn Hoàng Anh (Hải Phòng) cho rằng, Luật Thương mại không điều chỉnh đối tượng này là ''nhân đạo''. Vì nhà nước không thu thuế đối với người bán hàng rong, quà vặt, tạo điều kiện cho họ hoạt động.

Sáng nay (9/5), Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi). Luật này sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 20/5 tới.

(Văn Tiến - VietNamNet)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hiến xác phải được sự đồng ý của gia đình

Hiến xác phải được sự đồng ý của gia đình

Hiến xác phải được sự đồng ý của gia đình

''Việc hiến xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện với sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đó''. Đây là nội dung quan trọng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, đưa vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét sáng 6/5.

Các nhà xuất bản được tự chủ trong việc tham gia in lịch blốc năm 2006

Các nhà xuất bản được tự chủ trong việc tham gia in lịch blốc năm 2006

Các nhà xuất bản được tự chủ trong việc tham gia in lịch blốc năm 2006

Bộ Văn hoá - Thông tin vừa có văn bản số 1187/HD-BVHTT hướng dẫn việc xuất bản và quản lý lịch năm 2006. Theo đó, đối với lịch blốc, các nhà xuất bản được tự chủ, tự quyết định việc tham gia hoặc không tham gia xuất bản lịch blốc, được tự chủ trong việc tham gia hoặc không tham gia các nhóm điều hành xuất bản lịch.

Hôm nay, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7

Hôm nay, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7

Hôm nay, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI sẽ chính thức khai mạc trọng thể vào 8h30 ngày hôm nay (5/5) tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Đáng chú ý, tại kỳ họp này sẽ bổ sung thêm dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Luật Đầu tư chung, Luật Doanh nghiệp chung (dự kiến cho ý kiến vào kỳ họp cuối năm), các dự án pháp lệnh quản lý ngoại hối, tiêu chuẩn hoá cũng được bổ sung vào chương trình làm luật năm 2005 phục vụ cho đàm phán gia nhập WTO.

"Cần xác định quyền chính trị của thanh niên trong luật"

"Cần xác định quyền chính trị của thanh niên trong luật"

Ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lãnh đạo Trung ương Đoàn các thời kỳ góp ý cho Dự Luật Thanh niên. Theo đó, trong chương "Quyền và nghĩa vụ của thanh niên" của Luật Thanh niên vẫn còn thiếu một quyền rất cơ bản của thanh niên, đó là quyền chính trị, bên cạnh những quyền khác như kinh tế, học tập, lao động...