Hiến xác phải được sự đồng ý của gia đình

Hiến xác phải được sự đồng ý của gia đình''Việc hiến xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện với sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đó''.

 

Đây là nội dung quan trọng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, đưa vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét sáng 6/5.

 

Lý do, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Vũ Đức Khiển, mặc dù hiến xác, hiến bộ phận cơ thể là quyền nhân thân nhưng việc thực hiện quyền này lại phụ thuộc rất nhiều vào cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đã chết. Quy định này cũng để bảo đảm quyền này được thực hiện trên thực tế và phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc ta.

 

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể phục vụ chữa bệnh, nghiên cứu khoa học là vấn đề còn rất mới, trong thực tế chưa phát sinh nhiều. Cho nên dự thảo Bộ luật dân sự chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc với tư cách là quyền dân sự về nhân thân. Còn các vấn đề cụ thể về trình tự, thủ tục hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng bộ phận cơ thể người, xác của người chết sẽ được cụ thể hoá và quy định tại các văn bản khác.

 

Về quyền xác định lại giới tính, có ý kiến đề nghị không nên quy định quyền này trong Bộ luật Dân sự vì đây là vấn đề rất mới, chưa phổ biến, không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Nhưng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với lý do: ''Quyền xác định lại giới tính là một trong các quyền nhân thân, quyền tự do của mỗi cá nhân khi người đó do khuyết tật bẩm sinh, chưa định hình chính xác giới tính mà cần xác định lại giới tính nhờ sự can thiệp của y học''.

 

Do đó, quyền xác định lại giới tính được ghi nhận trong dự thảo Bộ luật nhưng chỉ mang tính nguyên tắc về quyền dân sự còn các nội dung cụ thể sẽ được hướng dẫn sau. Các khái niệm ''khuyết tật bẩm sinh'', ''chưa định hình chính xác'' giới tính trên cơ thể người cũng sẽ được làm rõ trong văn bản pháp luật chuyên ngành.

 

Theo ông Vũ Đức Khiển, các quyền nhân thân khác như cho phôi, quyền mang thai hộ, quyền được chết đã không được ghi nhận trong dự thảo Bộ luật. Về quyền cho phôi, nội dung này rất mới, xuất hiện cùng với sự phát triển của khoa học, nên cần thời gian nghiên cứu kỹ hơn. Về quyền được chết, theo phong tục tập quán, truyền thống căn hoá của Việt Nam và ngay cả ở nhiều nước phát triển khác thì thừa nhận quyền này trong điều kiện hiện nay là không phù hợp.

 

Bộ luật Dân sự là đạo luật quan trọng, liên quan sát sườn đến mọi người dân, có nhiều vấn đề nhạy cảm. Vì vậy, thảo luận của Quốc hội về Bộ luật này (cả ngày hôm nay 6/5 và sáng mai) sẽ được truyền hình trực tiếp cho cử tri cả nước theo dõi.

 

(Văn Tiến - VietNamNet)

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các nhà xuất bản được tự chủ trong việc tham gia in lịch blốc năm 2006

Các nhà xuất bản được tự chủ trong việc tham gia in lịch blốc năm 2006

Các nhà xuất bản được tự chủ trong việc tham gia in lịch blốc năm 2006

Bộ Văn hoá - Thông tin vừa có văn bản số 1187/HD-BVHTT hướng dẫn việc xuất bản và quản lý lịch năm 2006. Theo đó, đối với lịch blốc, các nhà xuất bản được tự chủ, tự quyết định việc tham gia hoặc không tham gia xuất bản lịch blốc, được tự chủ trong việc tham gia hoặc không tham gia các nhóm điều hành xuất bản lịch.

Hôm nay, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7

Hôm nay, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7

Hôm nay, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI sẽ chính thức khai mạc trọng thể vào 8h30 ngày hôm nay (5/5) tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Đáng chú ý, tại kỳ họp này sẽ bổ sung thêm dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Luật Đầu tư chung, Luật Doanh nghiệp chung (dự kiến cho ý kiến vào kỳ họp cuối năm), các dự án pháp lệnh quản lý ngoại hối, tiêu chuẩn hoá cũng được bổ sung vào chương trình làm luật năm 2005 phục vụ cho đàm phán gia nhập WTO.

"Cần xác định quyền chính trị của thanh niên trong luật"

"Cần xác định quyền chính trị của thanh niên trong luật"

Ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lãnh đạo Trung ương Đoàn các thời kỳ góp ý cho Dự Luật Thanh niên. Theo đó, trong chương "Quyền và nghĩa vụ của thanh niên" của Luật Thanh niên vẫn còn thiếu một quyền rất cơ bản của thanh niên, đó là quyền chính trị, bên cạnh những quyền khác như kinh tế, học tập, lao động...

Xe cán bộ cao cấp vẫn được vượt đèn đỏ

Xe cán bộ cao cấp vẫn được vượt đèn đỏ

Xe cán bộ cao cấp vẫn được vượt đèn đỏ

Tại cuộc họp báo công bố Pháp lệnh Cảnh vệ sáng 26/4 do Văn phòng Chủ tịch Nước tổ chức, báo giới đã đặt câu hỏi với ông Nguyễn Văn Hưởng: Tại cuộc họp thông qua Pháp lệnh này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đề nghị Bộ Công an bỏ quyền ưu tiên vượt đèn đỏ, bỏ còi hú dẹp đường của xe cán bộ cao cấp, nhưng nội dung này không thấy thể hiện trong Pháp lệnh?