Cần thành lập cơ quan điều phối chung để bảo vệ môi trường

Cần thành lập cơ quan điều phối chung để bảo vệ môi trườngSáng nay 1/6, Quốc hội (QH) thảo luận tại Hội trường về dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi). Các vấn đề về giữ vệ sinh trong việc hoả táng, mai táng người chết; cần thành lập một cơ quan điều phối chung để bảo vệ môi trường; quản lý chất thải như thế nào?... được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (tỉnh Trà Vinh) quan tâm nhiều đến vấn đề giữ vệ sinh trong việc hoả táng người chết; trong việc các ao, hồ, kênh rạch... đang bị lấn chiếm, làm ách tắc dòng chảy; việc các lò mổ đang còn nằm xen kẽ trong khu dân cư... Đây là những vấn đề mà ở nơi này hay nơi khác, lúc này hay lúc khác đang nổi lên như những vấn đề khá bức xúc về bảo vệ môi trường sống cho chính chúng ta. Bên cạnh đó, đại biểu cũng quan tâm đến trách nhiệm của mỗi cá nhân, cũng như trách nhiệm của từng bộ, ngành cụ thể đến việc bảo vệ môi trường như thế nào? Khi có chuyện xảy ra (bụi, khói...) thì người dân phải biết đến báo cho ai, như thế nào? Tức là chúng ta cần phải có một cơ quan điều phối chung về bảo vệ môi trường sống.

 

Đại biểu Vũ Ngọc Cừ (tỉnh Lào Cai) góp ý cụ thể về từng điều, khoản, như việc xây dựng quy ước, hương ước ở các làng xã về môi trường cần phải như thế nào? Các tổ chức thanh tra bảo vệ môi trường cần hoạt động ra sao? Trong khi đó, đại biểu Tăng Văn Phả (tỉnh Hà Nam) lại đề nghị chuyển một số chương, điều trong bố cục dự án Luật cho hợp lý hơn, tránh trùng lặp. Như về trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải, ông cho rằng quản lý chất thải là khâu yếu nhất hiện nay, gây nhiều bức xúc cho xã hội. Cụ thể, ông nêu lên việc nước sông Nhuệ, sông Đáy ở tỉnh Hà Nam bị ô nhiễm trầm trọng trải dài đến 9 km đường sông, khiến 2 nhà máy nước ở Phủ Lý bị "treo giò" không cấp được nước sạch cho dân và hàng chục tấn cá của dân bị chết. Bên cạnh đó là việc ô nhiễm từ bụi, khói của các lò hoả táng vẫn đang gây ra hiện nay.

 

Đại biểu Trần Thị Mai Phương (tỉnh Long An) góp ý về việc bồi thường cho người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra chưa có hiệu quả thực tế vì mức chế tài xử phạt của chúng ta chưa mạnh, chưa nghiêm. Ngoài ra, chúng ta còn chưa có được một đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường có hiệu quả, đủ mạnh, đảm bảo như một nguồn nhân lực vững chắc trong việc bảo vệ môi trường. Đại biểu Lê Văn Cuông (tỉnh Thanh Hoá) lại tỏ ra lo lắng trước việc chất thải polymer (túi ni lon) đang tràn ngập môi trường, rất khó phân huỷ; trong khi các vật liệu khác có nguồn gốc xen-luy-lô (rổ, rá) mang tính truyền thồng của bà con nông dân, khi trở thành chất thải lại rất dễ phân huỷ. Vì vậy cần khuyến khích người dân sử dụng các vật liệu này trong việc bao, gói, vận chuyển thay thế các vật liệu có nguồn gốc từ polymer. Ông đề nghị nên bổ sung ngay vấn đề này vào dự án Luật...


(Theo HNM)

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thuế xuất nhập khẩu: Nhiều thay đổi phù hợp với cam kết quốc tế

Thuế xuất nhập khẩu: Nhiều thay đổi phù hợp với cam kết quốc tế

Thuế xuất nhập khẩu: Nhiều thay đổi phù hợp với cam kết quốc tế

Khi xem xét dự thảo Luật thuế xuất, nhập khẩu sửa đổi, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ nhất trí cao với giải trình của Chính phủ về nhu cầu bức thiết phải điều chỉnh luật này cho phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và đảm bảo tính minh bạch trong đàm phán gia nhập WTO.

Quốc hội xem xét, thẩm tra dự án Luật Phòng chống tham nhũng

Quốc hội xem xét, thẩm tra dự án Luật Phòng chống tham nhũng

Quốc hội xem xét, thẩm tra dự án Luật Phòng chống tham nhũng

Hôm nay, 30/5, dự án Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình ra Quốc hội. Sau đây là cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Thanh, Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ), thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập dự án Luật Phòng chống tham nhũng, chung quanh nội dung dự luật trên.