1. Trục lợi tiền từ thiện, bị phạt thế nào?
Lợi dụng tình hình bão lũ, một số cá nhân đã mạo danh người nổi tiếng để huy động tiền ủng hộ hoặc tự kêu gọi ủng hộ nhưng không sử dụng hết số tiền kêu gọi để ủng hộ mà nhằm mục đích là chiếm đoạt số tiền từ thiện đó.
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
- Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 02 triệu đồng trở lên.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”
* Phạt tù từ 02 - 07 năm
Theo khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
* Phạt tù từ 07 - 15 năm
Căn cứ khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 - 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
* Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc chung thân
Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu trở lên.
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài việc bị áp dụng một trong những hình phạt chính như trên thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (theo khoản 5 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015).
Kết luận: Tùy thuộc vào việc trục lợi tiền từ thiện xảy ra trên thực tế, nếu bị kết án về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hình phạt chính cao nhất là tù chung thân.
2. Gửi ủng hộ đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thế nào?
Để ủng hộ người dân vùng lũ, độc giả có thể gửi tiền hoặc hiện vật đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các hình thức dưới đây:
Tiền mặt
Phòng Kế hoạch-Tài chính (phòng 109, phòng 111) Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam số 46 Tràng Thi - Hà Nội.
3. Cá nhân kêu gọi từ thiện thế nào cho đúng luật?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, cá nhân là một trong các đối tượng được vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện. Theo đó, người này phải có đủ năng lực hành vi dân sự,
Đồng thời, khi kêu gọi từ thiện thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Mở tài khoản riêng tại ngân hàng:
- Chỉ để tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp, ủng hộ trong thời gian kêu gọi mà không tiếp nhận thêm các khoản tiền khác ngoài thời gian cam kết. Khi đó, sẽ phải gửi yêu cầu đóng tài khoản, dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện;
- Có biên nhận các khoản đóng góp bằng tiền mặt.
- Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin: Mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận tiền, địa điểm tiếp nhận hiện vật; Thời gian cam kết chuyển tiền/hiện vật ủng hộ; Gửi văn bản đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để thông báo về việc kêu gọi ủng hộ...
- Lập sổ ghi chép: Ghi lại các khoản đã tiếp nhận, đã chi và sử dụng ủng hộ, chốt sổ, cộng toàn bộ số liệu thu, chi và tính ra số tiền còn dư ra chưa sử dụng sau khi kết thúc kêu gọi...
Trên đây là thông tin về vấn đề: Trục lợi tiền từ thiện có thể bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.