Theo dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất, nhà giáo có còn được hưởng phụ cấp thâm niên?

Các khoản phụ cấp được hưởng là một trong những chính sách, chế độ được giáo viên quan tâm. Và theo dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo liệu có còn được hưởng phụ cấp thâm niên?

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo có được hưởng phụ cấp thâm niên?

Bộ GDĐT đã lấy ý kiến dự thảo Luật Nhà giáo. Trong đó, bổ sung quy định về tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo. Nhiều người băn khoăn, theo đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo có còn được hưởng phụ cấp thâm niên?

Về vấn đề này Điều 43 dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được hưởng lương và phụ cấp như sau:

(1) Lương theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;

(2) Phụ cấp thâm niên;

(3) Phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất trong các ngành, lĩnh vực được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề;

(4) Phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tại dự thảo mới nhất, trong dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất nhà giáo vẫn sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên. Đồng thời, nhà giáo vẫn được hưởng lương theo bảng lương được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất trong các ngành, lĩnh vực được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các khoản phụ cấp khác.

Điều 44 dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất, nhà giáo còn được đề xuất hưởng các chính sách hỗ trợ như chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt…; chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm: nhà ở, chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe định kỳ…

Trước đó, theo kế hoạch từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Trong đó, sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).

Tuy nhiên vì nhiều lý do, việc thực hiện bảng lương theo vị trí việc làm chưa thể thực hiện được. Theo đó, Chính phủ đã quyết định tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 01/7/2024. Do vậy, nhà giáo vẫn được giữ nguyên các khoản phụ cấp như trước thời điểm tăng lương cơ sở.

Theo Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thì chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo được áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định mức phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:
Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
nhà giáo có còn được hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có còn được hưởng phụ cấp thâm niên tại dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất
(Ảnh minh họa)

Dự kiến sau năm 2026, sẽ thực hiện bảng lương theo vị trí việc làm

Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 có đưa ra nội dung liên quan việc thực hiện bảng lương mới theo Nghị quyết 27.

Cụ thể, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

Nếu thực hiện trả lương theo vị trí việc làm và nhà giáo sẽ vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên (theo dự thảo Luật Nhà giáo nếu được thông qua) sẽ thực hiện được mục tiêu lương nhà giáo ưu tiên xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp trong thời gian sắp tới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.

Bộ Chính trị tại tại Kết luận 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã tiếp tục nhấn mạnh về việc thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Như vậy, việc nhà giáo có còn được hưởng phụ cấp thâm niên khi thực hiện bảng lương theo vị trí việc làm vẫn còn chờ đến thời điểm sau năm 2026 và các văn bản quy định, hướng dẫn chính thức.

Tuy nhiên, từ nay đến thời điểm đó, nhà giáo vẫn được hưởng các loại phụ cấp như trước thời điểm 01/7/2024, được ưu tiên xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với giáo viên là viên chức, dự kiến từ năm 2025, lương giáo viên sẽ được tăng bình quân 7% mỗi năm, cho đến khi mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin về vấn đề theo dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất, nhà giáo có còn được hưởng phụ cấp thâm niên?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.