Lưu ý khi cá nhân kêu gọi đóng góp hỗ trợ bão lũ 2024

Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng ra kêu gọi mọi người ủng hộ người dân vùng lũ. Dưới đây là tổng hợp những lưu ý quan trọng với cá nhân kêu gọi đóng góp hỗ trợ bão lũ.

1. Cá nhân có được kêu gọi ủng hộ nạn nhân lũ lụt không?

Theo Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, cá nhân được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp này để khắc phục khó khăn do thiên tai trong nước.

Như vậy, cá nân được phép kêu gọi ủng hộ nạn nhân lũ lụt.

2. Lưu ý khi cá nhân kêu gọi đóng góp hỗ trợ bão lũ 2024

Căn cứ Nghị định 93/2021/NĐ-CP, lưu ý khi cá nhân kêu gọi đóng góp hỗ trợ bão lũ như sau:

2.1 Điều kiện được kêu gọi

Để được kêu gọi, cá nhân phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự trở lên. Đồng thời, cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Phải thông báo trên phương tiện thông tin truyền thông về các nội dung: Mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức, tài khoản tiếp nhận (nếu kêu gọi ủng hộ tiền), địa điểm tiếp nhận (nếu kêu gọi bằng hiện vật) cùng thời gian cam kết phân phối.

- Phải gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã để cơ quan này lưu trữ, theo dõi, cung cấp thông tin khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức đóng góp hoặc nhận hỗ trợ hoặc khi thanh tra, kiểm tra, giám sát…

- Mở tài khoản ngân hàng riêng chỉ được dùng để tiếp nhận tiền ủng hộ theo từng cuộc vận động. Khi đó, sẽ có biên nhận bằng tiền mặt, hiện vật nếu tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

- Sau khi kết thúc cuộc vận động thì cá nhân không được nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện và có trách nhiệm thông báo đến ngân hàng về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp.

- Lập sổ ghi chép: Người kêu gọi hỗ trợ phải ghi lại các khoản đã tiếp nhận, đã chi và sử dụng…

Lưu ý khi cá nhân kêu gọi đóng góp hỗ trợ bão lũ 2024
Lưu ý khi cá nhân kêu gọi đóng góp hỗ trợ bão lũ (Ảnh minh họa)

2.2 Lưu ý các hành vi bị nghiêm cấm

Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, các hành vi bị cấm khi kêu gọi ủng hộ gồm:

- Cản trở/ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

- Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt, sử dụng, phân phối sai mục đích, không đúng thời gian, đối tượng từ nguồn đóng góp tự nguyện.

- Lợi dụng việc kêu gọi, vận động, tiếp nhận, phân phối… nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi/thực hiện hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2.3 Lưu ý khi sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện

Cá nhân khi nhận được đóng góp tự nguyện thì phân phối, sử dụng theo quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:

- Thông báo với UBND cấp tỉnh, huyện hoặc xã nơi tiếp nhận hỗ trợ để xác định phạm vi, đối tượng, mức và thời gian hỗ trợ, thực hiện phân phối sử dụng đúng cam kết.

- UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ sẽ hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ… trong thời gian chập nhất 03 ngày làm việc.

Đồng thời, tạo điều kiện và đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ. Nếu cần thiết hoặc cá nhân có đề nghị thì cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đóng góp tự nguyện.

- Với các khoản còn dư thì có trách nhiệm thống nhất với người đóng góp để có phương án sử dụng, phân phối hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội đảm bảo phù hợp mục tiêu đã cam kết.

Trên đây là thông tin về các lưu ý khi cá nhân kêu gọi đóng góp hỗ trợ bão lũ theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Bắc đang diễn biến phức tạp. Điều không ai mong muốn đã xảy ra là hiện đã có nhiều thiệt hại về người và tài sản. Ngay lúc này, nhiều người trên cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều hướng về miền Bắc, đều muốn chung tay đóng góp, ủng hộ mong miền Bắc sớm vượt qua thiên tai.

Kiểm tra bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy thế nào? 2024

Kiểm tra bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy thế nào? 2024

Kiểm tra bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy thế nào? 2024

Kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy là hoạt động được thực hiện định kỳ để đảm bảo cho bơm được vận hành ổn định, các bộ phận đều đảm bảo bình thường. Vậy việc kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hiện nay được quy định thế nào?