Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2025 thế nào?

Cùng với sự phát triển công nghệ hiện nay ngày nay, hầu như mọi người đều ở hữu cho mình ít nhất 01 tài khoản ngân hàng để thanh toán và giao dịch. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu xảy ra một số trường hợp nhất định, ngân hàng sẽ đóng tài khoản của bạn. Vậy trường hợp nào tài khoản ngân hàng sẽ bị đóng? Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng hiện nay thế nào?

1. Các trường hợp đóng tài khoản ngân hàng

Các trường hợp đóng tài khoản ngân hàng
Các trường hợp đóng tài khoản ngân hàng (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN, ngân hàng sẽ thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng nếu xảy ra một trong các trường hợp dưới đây:

- Có văn bản yêu cầu ngân hàng đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản và đồng thời chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán của mình.

Trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chủ tài khoản là người gặp khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi thì việc đóng tài khoản của người này sẽ được thực hiện theo yêu cầu của người giám hộ hay người đại diện theo quy định pháp luật của chủ tài khoản đó.

- Chủ tài khoản là cá nhân chết hoặc bị tuyên bố là đã chết, bị mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.

- Tài khoản thanh toán của tổ chức đã chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật.

- Chủ tài khoản vi phạm các cam kết hoặc thỏa thuận quy định tại hợp đồng về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán với ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Các trường hợp khác mà pháp luật quy định.

2. Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2025 thế nào?

Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2025 thế nào?
Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2025 thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 52/2024/NĐ-CP , thủ tục thực hiện đóng tài khoản ngân hàng được quy định như sau:

*Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

Đơn đề nghị do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký tên, đóng dấu về việc đóng tài khoản thanh toán và yêu cầu xử lý số dư tài khoản thanh toán (nếu có) sử dụng theo Mẫu số 02 được ban hành kèm Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

*Thủ tục tiến hành đóng tài khoản ngân hàng:

Bước 1: Chủ tài khoản ngân hàng có nhu cầu đóng tài khoản thanh toán ở Ngân hàng Nhà nước lập đơn đề nghị theo mẫu nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hồ sơ nêu trên và được người đại diện hợp pháp ký tên, đóng dấu thì gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước (nơi khoản thanh toán được mở).

Bước 3: Ngân hàng thực hiện kiểm tra hồ sơ

Sau khi nhận được đơn đề nghị đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản, Ngân hàng tiến hành kiểm tra và đối chiếu các thông tin trên đơn đề nghị với thông tin tài khoản, đồng thời xử lý số dư trên tài khoản thanh toán (nếu có) theo yêu cầu của chủ tài khoản.

Sau khi Ngân hàng hoàn thành việc xử lý số dư còn lại của tài khoản thanh toán thì sẽ thực hiện đóng tài khoản.

Bước 4: Ngân hàng đóng tài khoản của chủ tài khoản có yêu cầu

- Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đóng tài khoản ngân hàng của chủ tài khoản, Ngân hàng phải tiến hành xử lý.

- Đối với trường hợp đóng tài khoản thanh toán theo điểm c, d và đ khoản 1 Điều 12 Nghị định 52/2024/NĐ-CP thì việc xử lý số dư còn lại (nếu có) của tài khoản thanh toán sau khi hoàn tất các nghĩa vụ của chủ tài khoản với các bên liên quan thì sẽ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản bằng văn bản trước khi có quyết định về việc thu hồi Giấy phép thành lập, hoạt động hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và quy định pháp luật.

Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi đóng tài khoản, Ngân hàng thông báo cho chủ tài khoản biết bằng văn bản.

3. Xử lý số dư còn lại sau khi đóng tài khoản ngân hàng thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN, xử lý số dư còn lại sau khi đóng tài khoản ngân hàng thanh toán của khách hàng được thực hiện như sau:

- Chi trả các khoản tiền theo yêu cầu của chủ tài khoản; người giám hộ/người đại diện pháp luật của chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi hoặc bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc người được thừa kế, đại diện nhận thừa kế trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết hoặc bị tuyên bố đã chết, mất tích.

- Chi trả các khoản tiền mà chủ tài khoản có trách nhiệm theo quyết định của tòa án;

- Xử lý theo quy định pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư tài khoản đã được thông báo đến nhận mà không đến hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản với chủ tài khoản thanh toán, phù hợp với quy định pháp luật.

4. Tài khoản ngân hàng để lâu không dùng có tự động đóng không?

Việc tự động đóng tài khoản khi tài khoản ngân hàng để lâu không sử dụng tuỳ thuộc theo quy định và chính sách của mỗi ngân hàng.

Hiện nay, một số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, MSB, MB, HDBank, Techcombank,... đều có chính sách tiến hành tạm khóa họặc đóng tài khoản đối với những tài khoản không giao dịch và duy trì số dư trong khoảng từ 06 tháng - 03 năm.

Trên đây là những thông tin về Thủ tục đóng tài khoản ngân hàng 2025 thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Thủ tục cấp giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất

Để đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ không gây hại đến môi trường, việc cấp giấy phép bảo vệ môi trường là một bước quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về thủ tục cấp Giấy phép bảo vệ môi trường mới nhất theo quy định hiện hành tại Việt Nam.