Lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng nào cao nhất?

Mặt hàng lãi suất gửi tiết kiệm hiện nay không chênh lệch nhiều giữa các ngân hàng nhưng vẫn đang nằm dưới mức tối đa do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Lãi suất dao động 4,3% - 7,3%/năm

Theo Quyết định 2173/QĐ-NHNN, mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam được quy định tối đa là 1%/năm với tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn dưới 01 tháng; 5,5%/năm với tiền gửi kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng; riêng kỳ hạn từ 06 tháng trở lên, các ngân hàng được tự quyết định dựa trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Trong khi đó, theo công bố của các ngân hàng vào tháng 6/2018 vừa qua, rất nhiều ngân hàng duy trì mức lãi suất tiền gửi dưới mức trần nêu trên. Đáng chú ý, các “ông lớn” khác như Vietcombank, BIDV, Vietinbank chỉ duy trì lãi suất ở mức 4,6%/năm với kỳ hạn 03 tháng, Agribank là 4,8%/năm…

Với lãi suất không kỳ hạn đến dưới 01 tháng, mức lãi suất của các ngân hàng lớn này chỉ khoảng 0,1%/năm - 0,5%/năm, trong khi mức trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 1%.

Nhìn chung hiện nay, với kỳ hạn tiền gửi 03 tháng, những ngân hàng đang có mức lãi suất cao nhất là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Sacombank, Dong A Bank…(5,5%/năm); Với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất cao nhất thuộc về SBC (7,1%/năm); Với kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất cao nhất là 7,5%/năm và vẫn là của SBC.

Lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng vào tháng 6/2018 (Ảnh Bnews.vn)

Lãi suất tiết kiệm đang có xu hướng giảm

So với mức trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay chưa cao. Điều đáng nói, mức lãi suất này trong những tháng gần đây có xu hướng giảm.

Điển hình như Techcombank, theo biểu lãi suất tiết kiệm được ngân hàng này công bố ngày 12/6/2018, các mức lãi suất ở tất cả các kỳ hạn giảm từ 0,1% - 0,3%; LienVietPostBank cũng giảm lãi suất huy động kỳ hạn 03 - 05 tháng còn 4,6%/năm, kỳ hạn 06 - 08 tháng giảm xuống còn 5,1%/năm…

Theo đại diện của một số ngân hàng thương mại, việc giảm lãi suất tiết kiệm hiện nay nhằm cơ cấu lại kỳ hạn huy động vốn, theo hướng khuyến khích người dân gửi kỳ hạn dài. Hơn nữa, tình hình thanh khoản của các ngân hàng hiện đang dồi dào, trong khi hoạt động cho vay đã bớt tăng nên các ngân hàng giảm lãi suất để giảm bớt chi phí lãi đầu vào…

Xem thêm:

Lãi suất vay ngân hàng năm 2018 có gì thay đổi?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục