Đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm: Lựa chọn nào có lợi hơn?

Nếu đang băn khoăn không biết nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm ngân hàng, người lao động phải tính kỹ các lợi ích của từng phương án để có thể đưa ra lựa chọn có lợi nhất cho bản thân.


1. Lợi ích khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người lao động có thu nhập dư giả mà không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng các quyền lợi sau đây:

(1) Được hỗ trợ mức đóng.

Người lao động đăng ký tham gia BHXH tự nguyện ngoài việc được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp thu nhập của bản thân, người này còn được nhà nước hỗ trợ thêm 1 phần kinh phí tham gia.

STT

Đối tượng

% Hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ (đồng/tháng)

1

Hộ nghèo

30% mức đóng thấp nhất

1.500.000 x 22% x 30% = 99.000

2

Hộ cận nghèo

25% mức đóng thấp nhất

1.500.000 x 22% x 25% = 82.500

3

Khác

10% mức đóng thấp nhất

1.500.000 x 22% x 10% = 33.000

(2) Chế độ hưu trí.

- Lương hưu hằng tháng.

Theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được lãnh lương hưu hằng tháng.

Tiền lương hưu được tính dựa trên thời gian đóng và mức thu nhập mà người lao động đang đóng hằng tháng. Mức lương hưu sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng.

- Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.

Nếu có thời gian đóng BHXH hội tự nguyện vượt quá tỷ lệ hưởng tối đa, người lao động sẽ được trả thêm trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.

- Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Cùng với việc hưởng lương hưu khi già, người lao động còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được sử dụng đến hết đời (theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP). Mức hưởng ghi nhận trên thẻ này là 95% (cao hơn so với nhiều đối tượng khác).

- Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần.

Nếu không có nhu cầu hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động đóng bảo hiểm tự nguyện có thể lãnh tiền 1 lần.

(3) Chế độ tử tuất.

Chế độ này được chi trả cho thân nhân của người lao động khi người lao động qua đời. Bao gồm các quyền lợi sau:

- Trợ cấp mai táng = 10 lần lương cơ sở.

- Trợ cấp tuất 1 lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng.

Trợ cấp tuất hằng tháng

Trợ cấp tuất 1 lần

- Không có người trực tiếp nuôi dưỡng:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Lương cơ sở

- Trường hợp còn lại:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Lương cơ sở

- Người đang đóng bảo hiểm hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chết:

Trợ cấp

=

1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH trước 2014

+

2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH từ 2014

- Người đang hưởng lương hưu chết:

Trợ cấp

=

48 x Lương hưu

-

0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu

Lợi ích khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Lợi ích khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? (Ảnh minh họa)

2. Lợi ích khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng

Người dân có tiền dành dụm đem gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ được hưởng khoản tiền lãi theo kỳ hạn của khoản tiền gửi. Người dân gửi tiết kiếm có thời hạn càng lâu thì sẽ được hưởng mức lãi càng cao.

Hiện nay, theo Quyết định 575/QĐ-NHNN năm 2023, mức lãi suất tối đa dành cho các khoản tiền gửi ngắn hạn được quy định như sau:

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 01 tháng: Tối đa 0,5%.

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: Tối đa 5,5%/năm.

Với số tiền lớn và kỳ hạn gửi dài thì người dân sẽ được tính mức lãi cao hơn. Mỗi ngân hàng sẽ công bố mức lãi riêng, thường dao động từ 7% - 9%/năm, có ngân hàng huy động lãi suất lên đến 11%/năm với số tiền từ 01 tỷ đồng trở lên...

Lợi ích gửi tiết kiệm có gì? Đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm?
Lợi ích gửi tiết kiệm có gì? (Ảnh minh họa)

3. Nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm ở ngân hàng?

Giữa đóng bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm, mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm nhất  định. Tuy nhiên, nếu xét về tương lai lâu dài, hạn chế rủi ro tối đa thì người lao động nên chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Có thể đưa ra 02 lý do chính sau đây:

Thứ nhất, về khả năng rủi ro.

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động và được bảo hộ bởi nhà nước nên không thể bị phá sản, đảm bảo chi trả các chế độ hưu trí và tử tuất cho người lao động.

Trong khi đó, các ngân hàng hoạt động với mục đích sinh lời hoàn toàn có khả năng bị phá sản do làm thua lỗ. Lúc này người gửi tiết kiệm có khả năng bị mất trắng tiền.

Theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, nếu ngân hàng phá sản, người gửi dân sẽ được tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả lại tiền gửi nhưng tối đa không quá 125 triệu đồng.

Thứ 2, về lợi ích lâu dài.

Khi gửi tiết kiệm, người tham gia được hưởng một khoản tiền lãi theo kỳ hạn của tiền gửi. Tuy nhiên, nếu chỉ gửi tiết kiệm với số tiền lãi ít ỏi dưới 10%/năm sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi sự trượt giá. Sau 20 - 30 năm, giá trị thực sự của khoản tiền gốc sẽ còn lại rất ít.

Trong khi đó, nếu đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu khi về già, mức lương hưu sẽ được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số tiêu dùng của từng thời kỳ.

Thực tế cho thấy, gần như năm nào nhà nước cũng điều chỉnh tăng lương hưu với tỷ lệ dao động khoảng 7% đến hơn 10%. Nếu có tuổi thọ cao, tổng số tiền lương hưu mà người lao động nhận được là con số rất lớn.

Ngoài ra, trong thời gian hưởng lương hưu, người lao động còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế với mức hưởng lên đến 95%. Khi mất, người thân được hỗ trợ chi phí mai táng và nhận trợ cấp tuất.

Trên đây là lời khuyên dành cho những ai đang phân vân không biết nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm. Nếu muốn tư vấn thêm về chế độ bảo hiểm xã hội, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách năm 2023

Mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách năm 2023

Mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách năm 2023

Sau đây là cập nhật mới nhất về mức đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách ở cấp xã. Ngoài việc được hưởng phụ cấp, người hoạt động không chuyên trách làm việc ở cấp xã cũng được tham bảo hiểm xã hội như các cán bộ, công chức xã khác.

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội full lương: Cần biết gì để không bị thiệt?

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội full lương: Cần biết gì để không bị thiệt?

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội full lương: Cần biết gì để không bị thiệt?

Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội full lương là một trong 02 phương án xác định tiền lương đóng bảo hiểm được nêu tại dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Nếu phương án này được chọn, sắp tới, quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ tăng vọt.