Dán decal trang trí cho ô tô, xe máy có bị phạt không?

Việc trang trí xe ô tô, xe máy bằng decal không còn hiếm gặp hiện nay. Việc trang trí này vừa tiết kiệm chi phí mà còn mang lại sự cuốn hút, độc đáo cho chiếc xe. Tuy nhiên, dán decal cho ô tô, xe máy liệu có bị xử phạt?


Không cấm dán decal trang trí xe

Hiện nay, quy định của pháp luật không cấm việc dán decal cho xe. Tuy nhiên, chủ phương tiện cần đảm bảo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật của xe theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, chủ xe được phép dán decal nhưng không được làm thay đổi kết cấu tổng thành, hệ thống của xe so với thiết kế ban đầu. Vì vậy, để không vi phạm, chủ xe chỉ nên dán decal theo hướng dẫn sau:

- Không dán decal trùm phủ toàn bộ thân xe;

- Decal dán phải trùng với màu sơn đăng ký, tốt nhất nên chọn màu trong hoặc nilong không màu;

- Chỉ được dán các loại tem nhỏ, logo, tem vành, tem xương cá.

Bên cạnh đó, nếu dán decal quảng cáo trên phương tiện, chủ xe cần lưu ý, sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện (theo khoản 2 Điều 32 Luật Quảng cáo).


Phạt nặng nếu dán decal làm thay đổi màu sơn của xe

Pháp luật không cấm việc dán decal để trang trí cho xe nhưng nếu việc dán decal làm thay đổi màu sắc nguyên bản theo Giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ, xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;

Như vậy, tùy thuộc vào chủ xe là cá nhân hay tổ chức mà hành vi dán decal xe dẫn đến làm thay đổi màu sơn sẽ bị xử phạt theo các mức sau:

Loại xe

Chủ phương tiện

Mức phạt khi tự ý thay đổi màu sơn không đúng với Giấy đăng ký xe

Xe mô tô, xe gắn máy

Cá nhân

100.000 - 200.000 đồng

Tổ chức

200.000 - 400.000 đồng

Ô tô và xe tương tự xe ô tô

Cá nhân

300.000 - 400.000 đồng

Tổ chức

600.000 - 800.000 đồng

Ngoài việc bị phạt tiền, chủ phương tiện còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc phải khôi phục lại màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe (căn cứ điểm a khoản 15 Điều này).


dan decal xe co bi phat khong

Dán decal xe có bị phạt không? Dán decal sao cho đúng luật? (Ảnh minh họa)


Dán decal toàn bộ xe mà không bị phạt: Đổi Giấy đăng ký xe

Như đã phân tích, chủ xe không được dán decal dẫn tới làm thay đổi màu sơn của xe so với thông tin trên Giấy đăng ký xe. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo đúng quy định pháp luật, chủ phương tiện vẫn có thể được đổi màu xe theo ý mình.

Để được dán decal thay đổi màu xe, chủ xe cần thực hiện theo các bước sau:

* Trước khi thay đổi: Chủ xe phải thực hiện một trong 02 việc sau:

- Khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo thay đổi màu sơn.

- Trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe.

* Sau khi thay đổi: Làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA, chủ xe cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58;

- Giấy chứng nhận đăng ký xe;

- Xuất trình giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ xe nộp hồ sơ tại cơ quan cấp có thẩm quyền (cấp huyện hoặc cấp tỉnh).

Theo Quyết định 933/QĐ-BCA-C08, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ của chủ xe; giấy khai đăng ký xe. Thu lại chứng nhận đăng ký xe, kiểm tra thực tế xe.

Nếu hồ sơ đăng ký xe không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần (ghi nội dung hướng dẫn vào phía sau giấy khai đăng ký xe, ký ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về hướng dẫn đó) cho chủ xe hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đăng ký xe đầy đủ theo quy định: Cấp giấy hẹn cho chủ xe.

Bước 3: Nhận đăng ký xe theo giấy hẹn

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 58, thời hạn giải quyết không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đến ngày hẹn ghi trên giấy hẹn, chủ xe đến nhận đăng ký xe.

Cán bộ Công an thu giấy hẹn, trả Giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe.

Xem thêm: Thủ tục đổi màu sơn cho xe mới nhất

Nói tóm lại, dán decal có thể bị phạt nếu làm thay đổi màu nguyên bản của xe trên Giấy đăng ký xe. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là căn cứ để người tham gia hưởng các quyền lợi về BHYT. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản và sử dụng không tránh khỏi có lúc không may làm mất thẻ. Vậy trường hợp mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?