7 hành vi cạnh tranh không lành mạnh và mức phạt mới nhất

Cạnh tranh là động lực giúp thúc để sự phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, lại có không ít doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh trái với nguyên tắc, chuẩn mực gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của doanh nghiệp khác. Vậy, cạnh tranh không lành mạnh cụ thể là gì? Mức phạt ra sao?

1. Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Không thể phủ nhận những hiệu ứng tích cực từ việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, bởi lẽ cạnh tranh sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất của chính các doanh nghiệp này nói riêng va nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp khác và cả người tiêu dùng. Vậy, thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

Tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 giải thích về cạnh tranh không lành mạnh như sau:

 6. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Như vậy, cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là việc doanh nghiệp không tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

2. Điểm danh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cấm

Tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 cũng liệt kê các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, gồm:

- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức: T

+ Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin nhằm tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh;

+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin.

- Ép buộc đối tác kinh doanh, khách hàng của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

- Làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp đó.

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

- Lôi kéo khách hàng bất chính dưới các hình thức:

+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung;

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm.

xu ly hanh vi canh tranh khong lanh manh
Mức phạt xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Cạnh tranh không lành mạnh bị phạt thế nào?

Mức xử phạt hành chính với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Mục 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt chính

Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục

1

Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh

 

Phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

 

2

Hành vi ép buộc trong kinh doanh (đe dọa hoặc cưỡng ép để đối tác của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó).

- Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng (nếu ép buộc hách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh).

- Phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

 

3

Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác

- Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng (cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp);

- Phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng (cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp).

- Phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

 

 

 

 

- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;

- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

- Buộc cải chính công khai

 

4

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

- Phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp khác.

- Phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp khác.

- Phạt tiền gấp 02 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

 

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 - 12 tháng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;

- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

 

5

Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

- Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng;

- Phạt tiền gấp 02 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

 

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;

- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được;

- Buộc cải chính công khai;

- Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.

 

6

Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ

- Phạt tiền từ 800 triệu - 01 tỷ đồng;

- Phạt tiền gấp 02 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

 

- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;

- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được;

 

4. Vi phạm quy định về cạnh tranh bị xử lý hình sự khi nào?

Tại Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định riêng về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh, theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 01 - dưới 05 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp:

+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

+ Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ;

+ Thỏa thuận hạn chế phát triển công nghệ, kỹ thuật, hạn chế đầu tư;

+ Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Cũng tại Điều 217 Bộ luật này quy định các mức phạt với hành vi vi phạm quy định về cạnh trách như sau:

- Khung 01:

Phạt tiền từ 200 - 01 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

- Khung 02:

Phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền;

+ Thu lợi bất chính từ 03 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho người khác 05 tỷ đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là mức phạt xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Cưỡng bức lao động là gì? Doanh nghiệp cưỡng bức lao động bị xử lý ra sao?

Cưỡng bức lao động là gì? Doanh nghiệp cưỡng bức lao động bị xử lý ra sao?

Cưỡng bức lao động là gì? Doanh nghiệp cưỡng bức lao động bị xử lý ra sao?

Các hành vi cưỡng bức lao động và mức phạt là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Vậy, cưỡng bức lao động là gì? Doanh nghiệp có hành vi cưỡng bức lao động bị xử lý thế nào?

Trốn đóng BHXH cho người lao động: Công ty "gánh hậu quả" thế nào?

Trốn đóng BHXH cho người lao động: Công ty

Trốn đóng BHXH cho người lao động: Công ty "gánh hậu quả" thế nào?

Trên thực tế có không ít trường hợp công ty dùng nhiều cách để trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động, hành vi này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Vậy, Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý thế nào?

Làm tiền giả bị phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

Làm tiền giả bị phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

Làm tiền giả bị phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

Thời gian gần đây, tình trạng rao bán tiền giả diễn ra ngày càng công khai, nhất là trên các trang mạng xã hội. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự kinh tế - xã hội. Vậy, với người làm tiền giả bị phạt như thế nào?