Làm tiền giả bị phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

Thời gian gần đây, tình trạng rao bán tiền giả diễn ra ngày càng công khai, nhất là trên các trang mạng xã hội. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự kinh tế - xã hội. Vậy, với người làm tiền giả bị phạt như thế nào?

1. Tiền giả là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước 2010, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu tiền giả là loại tiền được làm ra giống với tiền thật nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam in, đúc, phát hành. Đồng thời, tại Điều 23 Luật này cũng nêu rõ, các hành vi như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu thông… tiền giả đều bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện.

lam tien gia bi phat nhu the nao
Làm tiền giả bị phạt như thế nào theo quy định mới nhất? (Ảnh minh họa)

2. Làm tiền giả bị phạt thế nào?

Làm tiền giả là việc các đối tượng không có thẩm quyền thực hiện các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các tờ tiền giống như tiền thật nhằm đưa vào quá trình lưu thông, mua bán.

Đây là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể về mức phạt với hành vi làm tiền giả như sau:

Hình phạt chính:

- Khung 01:

Phạt tù từ 03 - 07 năm với người có hành vi làm tiền giả.

- Khung 02:

Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu làm tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 - dưới 50 triệu đồng.

- Khung 03:

Phạt tù từ 10 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu làm tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, với người chuẩn bị phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm. Theo đó, chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm… (theo khoản 4 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017).

3. Che giấu, không tố giác người làm tiền giả bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào không hứa hẹn trước mà che giấu hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Ngoài ra, nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Trường hợp biết rõ tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi 2017, người này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mặt khác, người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Trên đây là giải đáp về Làm tiền giả bị phạt như thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Thông tư 27/2024/TT-BCT hướng dẫn tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch (cụ thể bao gồm công trình năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên, LNG). Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Theo quy định mới, các ứng dụng Online Banking bắt buộc phải tích hợp những tính năng bảo mật và tiện ích vượt trội. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho thông tin tài chính của bạn mà còn mang đến những trải nghiệm giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Vậy, các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025 gồm những gì?