Tổng hợp điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bất cứ kiểu dáng công nghiệp nào dù có độc đáo đến đâu cũng phải đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định mới được độc quyền sử dụng.

Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chỉ được quyết định nếu kiểu dáng đó đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện sau theo Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009:

  • Có tính mới;
  • Có tính sáng tạo;

  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

1. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu:

Kiểu dáng đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng đã được công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên).

Theo đó, 02 kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu có sự khác biệt về những đặc điểm tạo dáng giúp người nhìn dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và có thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó (khoản 2 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và những người này có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Ngoài ra, một kiểu dáng công nghiệp vẫn không bị coi là mất đi tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây:

- Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Để được coi là không mất đi tính mới nếu được công bố trong các trường hợp nêu trên, người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiepj phải làm đơn đăng ký bảo hộ trong vòng sáu tháng kể từ ngày công bố.

điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai thấy rằng kiểu dáng đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng (Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ).

Như vậy, kiểu dáng công nghiệp đó được coi là có tính sáng tạo nếu nó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Người có hiểu biết trung bình là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Các trường hợp sau đây sẽ không được coi là kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo:

- Là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết (các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai được sắp đặt hoặc lắp ghép với nhau một cách đơn thuần như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng...);

- Là hình dáng sao chép/ mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật…, hình dáng của các hình hình học (hình tròn, hình elíp, hình tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình đa giác đều…) đã được biết rộng rãi;

- Là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới;

- Mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví dụ: đồ chơi mô phỏng ô tô, xe máy…).

3. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

Một trong những yêu cầu khi thẩm định khả năng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng đó có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Tức là, nếu căn cứ vào các thông tin về kiểu dáng công nghiệp được trình bày trong đơn, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể ứng dụng làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đó.

Trong các trường hợp sau đây, đối tượng nêu trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:

- Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định (các sản phẩm ở thể khí, chất lỏng…);

- Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn;

- Các trường hợp với lý do xác đáng khác.

Lưu ý: Những đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Như vậy, trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn cần nắm rõ những yêu cầu trên đây để quá trình xét duyệt được diễn ra thuận lợi và phù hợp với quy định của pháp luật.

>> Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao phải đăng ký bảo hộ?

Tuấn Vũ
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?