Mức học phí các cấp từ năm học 2023 - 2024 [cập nhật mới nhất]

LuatVietnam đã cập nhật mức học phí các cấp từ năm học 2023 - 2024 theo quy định mới nhất của Chính phủ.

1. Học phí giáo dục mầm non, phổ thông

Theo quy định mới nhất tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 97/2023/NĐ-CP, mức học phí tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông như sau:

Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban tại địa phương.

Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

Mức học phí các cấp từ năm học 2023 - 2024
Mức học phí các cấp từ năm học 2023 - 2024 (Ảnh minh họa)

2. Học phí Đại học

Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 97/2023/NĐ-CP quy định về học phí đại học từ năm học 2023 – 2024 như sau:

- Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (bảng 1):

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Khối ngành

Năm học 2023 - 2024

Năm học 2024 - 2025

Năm học 2025 - 2026

Năm học 2026 - 2027

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1.250

1.410

1.590

1.790

Khối ngành II: Nghệ thuật

1.200

1.350

1.520

1.710

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

1.250

1.410

1.590

1.790

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1.350

1.520

1.710

1.930

Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

1.450

1.640

1.850

2.090

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

1.850

2.090

2.360

2.660

Khối ngành VI.2: Y dược

2.450

2.760

3.110

3.500

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

1.200

1.500

1.690

1.910

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 02 lần mức trần học phí tại bảng 1, tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại bảng 1, tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.

- Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương:

Cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

- Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

- Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.

- Trường hợp học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.

- Mức học phí đối với các chương trình giáo dục thường xuyên; dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận: các cơ sở giáo dục chủ động tính toán, quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục, bảo đảm tính công khai, minh bạch và giải trình với người học, xã hội.

- Mức học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.

- Học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun:

Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ, mô-đun =

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng X 10 tháng X số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí cơ sở giáo dục công lập tự/chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

- Các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định này phù hợp với từng loại hình đơn vị.

Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục đại học công lập trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.

- Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh là người nước ngoài đang theo học tại cơ sở giáo dục đại học công lập nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục đại học quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.

Mức học phí các cấp từ năm học 2023 - 2024
Mức học phí các cấp từ năm học 2023 - 2024 (Ảnh minh họa)

2. Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp

Học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 – 2027 quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2021, sửa đổi bởi Nghị định 97/2023 như sau:

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (bảng 2):

Đơn vị: Nghìn đồng/học sinh, sinh viên/tháng

TT

Nhóm ngành, nghề đào tạo

Năm học 2023 - 2024

Năm học 2024 - 2025

Năm học 2025 - 2026

Năm học 2026 - 2027

1

Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh, quản lý

1.248

1.328

1.360

1.600

2

Khoa học, pháp luật và toán

1.326

1.411

1.445

1.700

3

Kỹ thuật và công nghệ thông tin

1.870

1.992

2.040

2.400

4

Sản xuất, chế biến và xây dựng

1.794

1.909

1.955

2.300

5

Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y

1.287

1.370

1.400

1.650

6

Sức khỏe

2.184

2.324

2.380

2.800

7

Dịch vụ, du lịch và môi trường

1.560

1.660

1.700

2.000

8

An ninh, quốc phòng

1.716

1.820

1.870

2.200

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định tại bảng 2.

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.

- Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động quyết định mức học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật bảo đảm đủ bù đắp chi phí đào tạo, có tích luỹ và thực hiện việc công khai trước khi tuyển sinh;

- Đối với các chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên mức học phí tối đa không quá 2,5 lần so với mức học phí quy định tại bảng 2.

- Mức học phí đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức học phí của hệ đào tạo chính quy tương ứng.

- Mức học phí của các ngành, nghề đào tạo theo hình thức học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế, tối đa bằng mức học phí của các ngành, nghề đào tạo theo hình thức đào tạo trực tiếp.

- Mức học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo kỹ năng và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng và quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình với người học, xã hội.

- Học phí giáo dục nghề nghiệp tính theo tín chỉ, mô-đun:

Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ, mô-đun =

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa

 

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng X 10 tháng X số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.

Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, minh bạch với người học.

Trường hợp học văn bằng 2 chỉ phải đóng học phí của các tín chỉ, mô-đun thực học theo chương trình đào tạo.

- Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:

Căn cứ vào quy định trần học phí nêu trên tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành, nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Thủ trưởng quy định mức thu học phí cụ thể đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện công khai cho toàn khóa học.

- Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp:

Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành, nghề đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự/chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định này.

Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.

- Học sinh, sinh viên là người nước ngoài tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.

Trên đây là mức học phí các cấp từ năm học 2023 - 2024 [cập nhật mới nhất]. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội là khi nào? Không xác thực có bị khóa tài khoản không?

Những vấn đề liên quan đến xác thực mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về hạn chót xác thực tài khoản mạng xã hội và việc có bị khóa tài khoản nếu không xác thực?