Đề xuất về học phí năm 2023 - 2024 dành cho các bậc học (mới nhất)

Nội dung này được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tại Tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021/NĐ-CP về mức thu học phí của các trường thông hệ thống giáo dục quốc dân.

1. Đề xuất mới về lộ trình học phí các bậc học năm 2023 - 2024

Căn cứ lộ trình tăng học phí tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên trong vòng 03 năm qua, từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2022 - 2023, học phí của các cấp học phổ thông vẫn giữ ổn định, không tăng.

Nếu không có quy định nào khác thì trong năm 2023 - 2024, mức học phí sẽ áp dụng theo lộ trình vốn có của Nghị định 81/2021/NĐ-CP là sẽ tăng mạnh so với trước, tức là bình quân sẽ tăng 45,7% so với năm 2022 - 2023.

Tuy nhiên, nếu áp dụng theo lộ trình này sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh, nên tại dự thảo Tờ trình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất thực hiện lộ trình học phí chậm lại một năm so với lộ trình quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Đề xuất về học phí năm 2023 - 2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất về học phí năm 2023 - 2024 (Ảnh minh họa)

2. Đề xuất về học phí năm 2023 - 2024 dành cho các bậc học

Cũng tại dự thảo Tờ trình này, mức học phí các bậc học năm 2023 - 2024 được đề xuất như sau:

2.1 Trường mầm non, phổ thông công lập

- Chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:

  • Mức học phí cao nhất năm học 2023 - 2024 bằng năm học 2022 - 2023
  • Mức học phí thấp nhất năm học 2023 - 2024 giảm so với năm 2022 - 2023. Cụ thể:
  • Từ 300.000 đồng/tháng/học sinh xuống 100.000 đồng/học sinh/tháng;
  • Từ 100.000 đồng/tháng/học sinh xuống 50.000 đồng/tháng/học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và xuống 70.000 đồng/tháng/học sinh trung học phổ thông (THPT).
  • Từ 50.000 đồng/tháng/học sinh xuống 30.000 đồng/học sinh/tháng;

Đơn vị: đồng/sinh viên/tháng

Vùng

Năm học

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Thành thị

100.000 - 540.000

100.000 - 540.000

100.000 - 650.000

100.000 - 650.000

Nông thôn

50.000 - 220.000

50.000 - 220.000

50.000 - 270.000

70.000 - 330.000

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

30.000 - 110.000

30.000 - 110.000

30.000 - 170.000

30.000 - 220.000

- Tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức cao nhất tối đa bằng 02 lần mức học phí cao nhất ở trên.

- Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức cao nhất tối đa bằng 2,5 lần mức học phí cao nhất ở trên.

- Tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đạt kiểm định chất lượng: Được tự xác định mức thu học phí sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

2.2 Trường đại học công lập

Mức học phí tại các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên bằng mức học phí cao nhất năm 2022 - 2023:

Đơn vị: đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học 2022 -2023

Dự kiến theo lộ trình cũ tại Nghị định 82/2021/NĐ-CP

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1.250.000

1.410.000

Khối ngành II: Nghệ thuật

1.200.000

1.350.000

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

1.250.000

1.410.000

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1.350.000

1.520.000

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

1.450.000

1.640.000

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

1.850.000

2.090.000

Khối ngành VI.2: Y dược

2.450.000

2.760.000

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

1.200.000

1.500.000

Như vậy, theo đề xuất mới, học phí các trường đại học sẽ bằng năm ngoái nhưng so với lộ trình thì sẽ giảm hơn Nghị định 81.

Trên đây là đề xuất về học phí năm 2023 - 2024 dành cho các bậc học. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?