1. Hiệu đính bản dịch là gì?
Hiệu đính bản dịch là quá trình rà soát, kiểm tra lại các lỗi chính tả, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp của câu và ý nghĩa, ngữ cảnh của một bản dịch. Sau đó tiến hành sửa lỗi và điều chỉnh lại nội dung của bản dịch đó, sao cho bản dịch được mạch lạc và chuẩn xác nhất so với bản gốc ban đầu.
Thường thì hiệu đính bản dịch sẽ được thực hiện bởi các công ty dịch thuật chuyên nghiệp. Các công ty này thường có đội ngũ biên dịch viên giàu kinh nghiệm, kỹ năng dịch thuật tốt và có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo. Nên khả năng hiệu đính bản dịch sẽ chính xác và hoàn hảo nhất.
Đối với những bản dịch có ít lỗi sai sót về cấu trúc câu, diễn đạt và cấu trúc ngữ pháp, thì người hiệu đính có thể chỉnh sửa trực tiếp trên bản dịch gốc để điều chỉnh và hoàn thiện lại nội dung sao cho chuẩn xác nhất với bản gốc.
Tuy nhiên, đối với những bản dịch có nhiều lỗi sai sót nghiêm trọng, hoặc nội dung không phù hợp với bản gốc, thì việc chỉnh sửa trực tiếp trên bản dịch đó hoàn toàn không có tác dụng, thay vào đó người hiệu đính sẽ phải hoàn trả lại bản dịch cho biên dịch viên để thực hiện dịch lại từ đầu.
2. Chi phí hiệu đính bản dịch tính như thế nào?
Mỗi đơn vị dịch thuật sẽ có mức tính chi phí hiệu đính bản dịch khác nhau tùy thuộc vào mức độ sai sót của bản dịch cần được hiệu đính, độ dài của bản dịch, ngôn ngữ của bản dịch, hoặc các yếu tố khác.
Định mức hiệu đính tài liệu dịch phục vụ công tác xây dựng văn bản pháp luật quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 42/2022/TT-BTC là 60.000 đồng/trang (350 từ/trang tài liệu được dịch). Những loại tài liệu nào cần được hiệu đính bản dịch?
Mọi tài liệu dịch thuật đều có thể được hiệu đính bản dịch, nhằm mục đích kiểm tra lại tính chuẩn xác của nội dung bản dịch. Các loại tài liệu phổ biến và thường được ưu tiên để hiệu đính bản dịch bao gồm:
Tài liệu là các văn bản chuyên ngành: Bao gồm các tài liệu như y khoa, pháp luật, kỹ thuật, khoa học đòi hỏi nhiều về độ chính xác cao về các thông tin chuyên ngành. Vì khi bản dịch không chuẩn các có thể gây nên những sai sót đáng tiếc trong quá trình sử dụng bản dịch.
Tài liệu học thuật: Báo cáo, luận văn, sách giáo khoa, bài báo, bài nghiên cứu,... cần phải được dịch và hiệu đính một cách chính xác để truyền đạt thông tin đến người đọc một cách hấp dẫn, rõ ràng và chính xác nhất.
Tài liệu tiếp thị và quảng cáo: Các văn bản quảng cáo, tài liệu tiếp thị thường cần sự sáng tạo và chính xác trong việc truyền đạt thông điệp, do đó việc hiệu đính là rất quan trọng.
Tài liệu về pháp lý: Gồm các tài liệu như hợp đồng, văn kiện pháp luật, bản di chúc, giấy tờ,... Các tài liệu này thường luôn yêu cầu cao về sự chính xác và rõ ràng, nên để tránh những hiểu lầm hoặc tranh chấp không đáng có liên quan đến pháp luật thì việc hiệu đính rất cần thiết.
3. Ý nghĩa của hiệu đính bản dịch trong dịch thuật
Hiệu đính bản dịch đóng vai trò quan trọng như sau:
Đảm bảo được độ chính xác cao: Quá trình hiệu đính giúp đảm bảo rằng bản dịch đạt được mức độ chính xác cao nhất có thể so với bản gốc. Những lỗi về ngữ pháp, cấu trúc câu, ý nghĩa, hoặc ngữ cảnh có thể được sửa chữa để nội dung trở nên rõ ràng và chính xác.
Nâng cao giá trị của bản dịch: Quá trình hiệu đính giúp nâng cao chất lượng của bản dịch. Và tạo ra được một bản dịch hoàn hảo và chuẩn xác nhất bàn giao cho khách hàng.
Đồng nhất về ý nghĩa và ngữ pháp: Quá trình hiệu đính giúp đồng nhất về ngữ pháp, cấu trúc câu và thuật ngữ trong toàn bộ văn bản dịch, làm cho bản dịch trở nên mạch lạc và dễ hiểu hơn cho người đọc.
Giữ nguyên ý nghĩa ban đầu so với nguyên tác: Người hiệu đính cần hiểu rõ ý nghĩa và ngữ cảnh của bản gốc để đảm bảo rằng ý nghĩa cốt lõi không bị thay đổi hoặc mất đi trong quá trình dịch thuật.
Chuyên nghiệp hóa văn bản dịch: Quá trình hiệu đính cũng đóng vai trò trong việc làm cho văn bản trở nên chuyên nghiệp hơn, từ cách trình bày, đến bố cục cấu trúc ngữ pháp hay văn phong của bản dịch.
4. Quy trình thực hiện hiệu đính bản dịch là gì?
Quy trình thực hiện hiệu đính bản dịch là gì? Quy trình hiệu đính bản dịch bao gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện để cải thiện chất lượng nội dung và độ chính xác của bản dịch. Dưới đây là một quy trình cơ bản thường được áp dụng:
Bước 1.Tiếp nhận hồ sơ
Nhận hồ sơ trực tiếp tại công ty khách hàng (file cứng) hoặc nhận bằng hình thức gửi file mềm qua email công ty tiếp nhận hiệu đính bản dịch.
Bước 2. Phân tích hồ sơ và báo giá
Đầu tiên, phân loại dạng tài liệu của khách hàng thuộc tài liệu chuyên ngành nào (y khoa, kỹ thuật, tài chính, pháp luật,văn học,...)
Xác định rõ mục tiêu của việc hiệu đính, bao gồm mục đích truyền đạt, đối tượng đọc và yêu cầu cụ thể của dự án dịch thuật.
Xác định ngôn ngữ dịch từ bản dịch gốc.
Bước 3. Tiến hành hiệu đính bản dịch
Tiến hành lựa chọn nhân sự dịch thuật phù hợp với chuyên môn liên quan đến tài liệu dịch thuật, lập kế hoạch và thời gian dự kiến hoàn thành bản dịch gửi đến khách hàng.
Bước 4. Kiểm tra chất lượng bản dịch
Đánh giá lại bản dịch ban đầu để xác định các lỗi cần được sửa chữa và cải thiện lại nội dung bản dịch, bao gồm cả ngữ pháp, cú pháp câu.
Kiểm tra và cải thiện tính chính xác của các thuật ngữ và thông tin chuyên ngành, đặc biệt trong các lĩnh vực y khoa, kỹ thuật, pháp luật...
Bước 5. Bàn giao hồ sơ đến khách hàng
Khi bản dịch đã được kiểm tra kỹ lưỡng và đạt được chất lượng tốt nhất. Bản dịch sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng.
Bước 6. Bảo hành dịch vụ sau khi hiệu đính
Thực hiện các yêu cầu khác của khách hàng sau khi đã bàn giao tài liệu bản dịch đã được hiệu đính.
5. Những lưu ý quan trọng khi hiệu đính bản dịch là gì?
Khi tiến hành hiệu đính bản dịch, có một số lưu ý quan trọng cần được chú ý, để đảm bảo rằng bản dịch luôn đạt được độ chính xác cao nhất . Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tiến hành hiệu đính bản dịch:
Hiểu rõ nội dung: Trước khi bắt đầu hiệu đính, cần hiểu rõ nội dung và ý đồ của văn bản gốc . Điều này giúp biên dịch viên sẽ truyền đạt đúng ý nghĩa , thông điệp theo đúng nguyên tác ban đầu.
Chú ý đến ngữ cảnh: Hiểu rõ ngữ cảnh của văn bản để có thể điều chỉnh văn phong dịch, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của câu sao cho phù hợp với yêu cầu gốc.
Kiểm tra văn phong: Đảm bảo rằng văn phong của bản dịch phản ánh đúng phong cách của văn bản gốc. Nếu là văn chương, hay tài liệu chuyên ngành, việc chọn lựa từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp rất quan trọng.
Kiểm tra ngữ pháp và cú pháp: Điều chỉnh các lỗi ngữ pháp, cú pháp để bản dịch trở nên mạch lạc hơn, nhằm tránh gây hiểu lầm tới người đọc.
Xem xét lại ý nghĩa: Kiểm tra kỹ lưỡng xem liệu bản dịch có truyền đạt đúng ý nghĩa và tinh thần của văn bản gốc không. Điều này đặc biệt quan trọng trong các văn bản mang tính pháp lý, y học hoặc kỹ thuật.
Thực hiện kiểm tra chất lượng bản dịch: Sau khi hoàn tất việc hiệu đính, cần kiểm tra lại bản dịch một lần nữa để đảm bảo không còn lỗi nào còn tồn tại trong bản dịch.